Tình trạng người nuôi thả rông chó, mèo đã và đang gây nhiều hệ lụy không mong muốn. Tại Cà Mau, số vật nuôi này là hơn 133.000 con nhưng phần lớn chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh dại.
Ngày 31/10, lãnh đạo Trung tâm Y tế thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết, tại địa phương vừa ghi 1 trường hợp mắc bệnh dại do chó cắn dẫn đến tử vong. Nạn nhân là cháu Nguyễn Hữu Th. (sinh năm 2017, ở khối Thanh Quýt 4, phường Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn).
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết, Công ty cổ phần y tế Đức Minh (Hà Nội) tài trợ 500 liều vaccine phòng bệnh dại (Abhayrab) để giúp người dân các xã đặc biệt khó khăn bị phơi nhiễm với động vật nghi dại được tiếp cận vaccine miễn phí cho tỉnh Gia Lai.
Gần đây, người dân thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang bị chó mèo cắn đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh An Giang tiêm ngừa huyết thanh kháng dại thì nơi đây cho biết đã hết thuốc.
Ngày 14/8, Trung tâm Y tế huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai cho biết, trên địa bàn có 11 người vừa bị chó dại cắn. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 24 ổ dịch dại trên chó, trong đó 1 trường hợp đã tử vong.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Gia Lai xác nhận, ngày 8/8, tại huyện Đăk Đoa có một trường hợp tử vong do bệnh dại. Nạn nhân là anh D (sinh năm 1973), cư trú tại thôn O Đất, xã Ia Băng.
Ngày 6/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết: Từ năm 2016-2023, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 11 trường hợp tử vong do bệnh dại. Đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm 2024, tại huyện Sóc Sơn đã ghi nhận 6 ổ dịch dại trên động vật (chó). Cụ thể, chó dại đã cắn, tiếp xúc 27 người phải điều trị dự phòng, gồm 12 người bị cắn và 15 người tiếp xúc với chó dại (cho chó ăn, chăm sóc chó, giết mổ chó, lấy mẫu chó dại không có bảo hộ).
10.000 liều vaccine phòng bệnh dại sẽ được phân bổ về các địa phương, tiêm miễn phí cho người nghèo, người ở vùng sâu, trẻ em dưới 6 tuổi tại Việt Nam.
Thời gian qua, tình hình bệnh dại có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Theo cơ quan chức năng, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 500 nghìn người bị chó, mèo tấn công, phải điều trị dự phòng bằng vắc-xin dại và huyết thanh kháng dại tại các cơ sở y tế. Do vậy, để phòng, chống bệnh dại hiệu quả, cần huy động mọi nguồn lực từ các địa phương và sự chung tay của cả cộng đồng.
Bệnh dại ở vật nuôi tại Đắk Lắk đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Tình hình bệnh dại trên động vật sau đó lây sang người tại tỉnh Bến Tre diễn biến rất phức tạp khi có nhiều người tử vong do bị chó dại cắn. Ðịa phương đang tập trung các giải pháp phòng chống bệnh dại.
Trước tình hình bệnh dại đang có chiều hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành phố, từ đầu tháng 4/2024, tỉnh Quảng Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp để ngăn chặn nguy cơ gia tăng số người phải điều trị dự phòng bệnh dại do động vật cắn, số ca tử vong do bệnh dại; tiến tới chấm dứt tình trạng động vật có khả năng gây bệnh dại, đặc biệt là chó, mèo thả rông, gây nguy hiểm cho người.
Để phòng ngừa, ngăn chặn bệnh dại lây lan trong cộng đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND, về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn.
Ngày 29/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình cho biết, 3 tháng đầu năm nay, số lượng người đến tiêm vaccine phòng bệnh dại tăng đột biến, hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, gây nguy cơ thiếu vaccine phòng dại tại địa phương.
Trước tình hình bệnh dại tăng đột biến, cũng như nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm, ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến liên ngành với chủ đề "Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024".
Các dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh lây từ động vật sang người diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây, đang đặt ra nhiều thách thức cho việc hoàn thành mục tiêu thanh toán và loại trừ bệnh dại và các bệnh lây truyền từ động vật sang người khác tại Việt Nam.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình, sau hơn 3 năm không ghi nhận ca mắc bệnh ho gà, từ tháng 2/2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã ghi nhận 4 trường hợp dương tính với vi khuẩn ho gà (tại xã Xích Thổ, huyện Nho Quan với 3 trường hợp; xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô 1 trường hợp).
Thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, tại nhiều địa phương vẫn tiếp tục ghi nhận hàng nghìn trường hợp mắc các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, sởi…
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, bệnh dại trên người hoàn toàn có thể điều trị dự phòng bằng vaccine hay huyết thanh kháng dại.
Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 45 ca tại 22 tỉnh, thành phố, tăng 6 ca và tăng gấp đôi số tỉnh, thành phố có dịch so với cùng kỳ năm 2023. Trước tình hình gia tăng ca nhiễm bệnh dại, ngày 15/3, Bộ Y tế có công văn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dại.
Theo Bộ Y tế, gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh dại có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.
Bộ Y tế cho biết, từ năm 2022 đến nay bệnh dại có xu hướng gia tăng, nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận số ca tử vong do dại cao như: Gia Lai, Nghệ An, Bình Phước, Điện Biên, Bến Tre, Đắk Lắk và Bình Thuận.
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do bệnh dại, trong đó 3 trường hợp trên địa bàn huyện Krông Pắc và 1 trường hợp trên địa bàn huyện Krông Búk. Các trường hợp tử vong đều không tiêm vaccine phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn, mèo cào.