Sáng 19/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ công bố Quyết định định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia Sưu tập đàn đá Bình Đa và khai mạc triển lãm Di chỉ khảo cổ học Bình Đa.
Hưởng ứng “Tuần Văn hóa, du lịch Hà Nam năm 2023 và Ngày Quốc tế bảo tàng 18/5", ngày 16/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã khai mạc trưng bày “Bảo vật quốc gia và cổ vật tiêu biểu tỉnh Hà Nam” lần thứ II năm 2023.
Tối 27/4, tại Quảng trường 24/4, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia đối với xe tăng T59 số hiệu 377.
Một không gian đậm chất làng quê dưới sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo vào mùa đang đem lại cho Bảo tàng Lịch sử một vẻ bề ngoài khác lạ, thu hút khách tham quan. Đây cũng là thời điểm Bảo tàng tổ chức chương trình khám phá mang tên “Hồn quê làng Việt”.
Trong số 27 Bảo vật quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 41/QÐ-TTg ngày 30/1/2023, có 7 hiện vật, nhóm hiện vật do tư nhân sở hữu. Tất cả đều mang những giá trị hết sức đặc biệt. Ðiển hình như trống đồng Kính Hoa II (nhà sưu tập Nguyễn Văn Kính ở Hà Nội) niên đại khoảng 200 đến 100 năm trước Công nguyên, thuộc nhóm những chiếc trống đồng lớn nhất, nguyên vẹn nhất thời kỳ văn hóa Ðông Sơn, tương đương với những chiếc trống nổi tiếng như: Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa…
Tối 25/2, tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh), Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh tổ chức Festival “Về miền Quan họ - 2023”, kết nối tinh hoa các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh và đón nhận Quyết định công nhận 3 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia.
Ngày 25/2, lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia Thạp đồng văn hóa Đông Sơn và ra mắt Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng đã diễn ra tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh Trịnh Hữu Hùng cho biết tỉnh Bắc Ninh đang gấp rút triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Festival “Về miền Quan họ 2023”.
Hoàng thành Thăng Long (quận Ba Đình, Hà Nội) vốn là nơi vua cùng bách quan các triều đại bàn những việc trọng đại của đất nước, nơi ở của Hoàng gia, nơi từng có nhiều cung điện, lầu gác. Mới đây, có bốn hiện vật, nhóm hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
Pho tượng An Dương Vương tại Khu di tích Cổ Loa là pho tượng cổ bằng đồng duy nhất về ngài hiện được biết đến ở nước ta. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi pho tượng được thờ tại chính nơi ngài dựng nghiệp cách đây hàng nghìn năm.
Ngày 30/1, đồng chí Trần Anh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định cho biết, tỉnh vừa có hiện vật thứ 5 được công nhận bảo vật quốc gia. Đó là bộ 3 pho tượng Trúc Lâm Tam Tổ, được thờ tại chùa Phổ Minh, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Đền Trần và chùa Phổ Minh (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định).
Sáng 5/10 (tức 10/9 âm lịch), đông đảo du khách gần xa đã đến dự khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2022, tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Hương án chùa Keo là bảo vật quốc gia.
Hiếm có di tích lịch sử, văn hóa nào sở hữu nhiều bảo vật quốc gia như chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Hai bảo vật mới được công nhận trong thời gian gần đây đã khẳng định giá trị văn hóa, mỹ thuật đặc sắc và riêng có của di tích quốc gia đặc biệt này.
3 bảo vật quốc gia hàng đầu của Hàn Quốc được trưng bày tại Việt Nam với phiên bản 1:1 trong khuôn khổ triển lãm “Baekje & Jeju: Từ di sản Hàn Quốc đến di sản Thế giới”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ hợp tác giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam và Trung tâm Di sản thế giới Baekje Hàn Quốc, vừa khai mạc chiều 16/9 tại Bảo tàng, số 1 Phạm Ngũ Lão.
Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo, nằm trên địa bàn xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) không chỉ nổi tiếng khắp vùng bởi sự bề thế của kiến trúc cổ trăm gian, với gác chuông uy nghi 3 tầng 8 mái, mà còn được du khách gần xa biết đến bởi đang lưu giữ 1 bảo vật quốc gia, được coi là kiệt tác nghệ thuật chạm khắc tiêu biểu của Việt Nam.
Sáng 6/8, tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Tinh hoa di sản từ những con tàu cổ và bảo vật quốc gia”, thu hút đông đảo công chúng đam mê cổ vật và du khách đến thưởng lãm.
12 bảo vật quốc gia - di sản văn hóa của các bậc tiền nhân để lại cho hậu thế sẽ được công bố tại Nhà hát thành phố Hải Phòng và trưng bày tại Bảo tàng Hải Phòng sáng 8/5 nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2022).
Chiều tối 8/4, tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia cho bộ sưu tập vàng lá chạm khắc hình voi Gò Thành, niên đại từ thế kỷ VI-VIII và đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Tiền Giang.
Ngày 23/11, tại TP Thủ Dầu Một, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổ chức công bố Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia và Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.
Ngày 18-10, cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) nằm trong vùng lõi Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng, liên quan đến nhiều triều đại khởi đầu trị vì đất nước: Nhà Đinh - Tiền Lê - Lý.
Ý nghĩa trọng đại của mốc son lịch sử mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc đã khẳng định những giá trị vô giá của tài liệu, hiện vật về Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong suốt quá trình hoạt động, từ Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đến nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cơ quan này luôn chú trọng, ưu tiên nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá tri của khối tài liệu hiện vật quý này