Nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á đang hứng chịu các đợt nắng nóng bất thường, vượt ngưỡng 40 độ C. Theo giới chuyên gia môi trường, cùng với nắng nóng ở Đông Nam Á, các trận lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra cuối tháng 4 này là hậu quả của biến đổi khí hậu.
Ngày 23/4, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, trong năm 2023, châu Á là khu vực chịu nhiều thiên tai nhất thế giới do các hiểm họa liên quan đến khí hậu, lũ lụt và bão đã gây ra số thương vong cao nhất tại đây.
Một bản tin dự báo thời tiết đặc biệt vừa phủ sóng nhiều kênh truyền hình lớn trên thế giới vài ngày qua đã truyền tải nhiều cảm xúc và thông điệp nhân văn. Bản tin này đặc biệt ở chỗ người dẫn chương trình (MC) là các em nhỏ với những dự báo về tương lai của chính các em trước những rủi ro, biến động từ cuộc khủng hoảng khí hậu.
Ngày 5/3, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, kiểu thời tiết El Nino đã bắt đầu suy yếu nhưng vẫn sẽ tiếp tục khiến nhiệt độ trên toàn cầu tăng lên trên mức trung bình.
Tăng cường hợp tác, chia sẻ trách nhiệm trong ứng phó biến đổi khí hậu là một nội dung trọng tâm của Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 52, diễn ra ở Quần đảo Cook từ ngày 6 đến 10/11. Các quốc đảo hối thúc một cách tiếp cận tập thể và sự hỗ trợ tài chính để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến cam go chống biến đổi khí hậu.
Nhấn mạnh lượng bụi trong không khí trên toàn thế giới tăng lên trong năm 2022, Liên hợp quốc đã kêu gọi tiến hành thêm các nghiên cứu về cách thức biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng các "điểm nóng" bão cát và bụi.
Hội nghị cấp cao Diễn đàn các quốc đảo và quần đảo (AIS) lần thứ nhất vừa diễn ra tại Indonesia. Hội nghị không chỉ là cơ hội để các quốc đảo tăng cường tình đoàn kết mà còn khẳng định tiếng nói, đóng góp giải quyết thách thức toàn cầu. Đặc biệt, các quốc đảo đang chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ trong những năm gần đây, ngành khí tượng thủy văn trên thế giới có những sự đột phá mạnh mẽ trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, các công nghệ của cuộc cách mạng 4.0, chuyển đổi số vào trong các khâu từ quan trắc, truyền tin, xử lý dữ liệu và dự báo cảnh báo tạo ra các sản phẩm có giá trị cao hơn cả về chất lượng lẫn đa dạng hóa các hình thức sản phẩm phục vụ công tác phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai và phát triển bền vững.
Ngày 19/9, Australia thông báo, hiện tượng El Nino đã hình thành, kéo theo các điều kiện thời tiết khô và nóng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng cháy rừng và hạn hán. Thời tiết khô được cảnh báo ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng lúa mì ở Australia, khi vụ thu hoạch đông bắt đầu vào tháng 11 tới.
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), một mùa hè của những hiện tượng thời tiết cực đoan vẫn đang tiếp diễn, khi tháng 7 vừa qua đã thiết lập kỷ lục mới là tháng nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử, trong khi các dạng thời tiết có tác động cao được dự báo vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng trong tháng 8.
Ngày 18/8, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc cho biết, mực nước biển ở Tây Nam Thái Bình Dương đang tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu, đe dọa các đảo thấp và nhiệt độ nóng lên đang hủy hoại các hệ sinh thái biển.
Với việc 3 tuần đầu tiên của tháng 7/2023 đã ghi nhận mức nhiệt cao nhất từ trước đến nay, tháng 7 năm nay đang trên đà trở thành tháng 7 nóng nhất và cũng là tháng nóng nhất từng được ghi nhận.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, các hiện tượng thời tiết cực đoan, từ hạn hán đến lũ lụt quy mô lớn và các tác động khác của biến đổi khí hậu đang gia tăng ở châu Á, gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực cũng như hệ sinh thái của châu lục.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo nhiệt độ tối thiểu vào ban đêm sẽ đạt mức cao kỷ lục mới, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng số ca lên cơn đau tim và tử vong.
Kể từ năm 1900, ít nhất 30 đợt El Nino đã xuất hiện trên thế giới. Đợt El Nino xảy ra trong các năm 1982-1983 và 1997-1998 được đánh giá là những đợt dữ dội nhất trong thế kỷ 20.
Liên hợp quốc (LHQ) đã đưa ra dự báo rằng khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều đợt nắng nóng, lũ lụt, hạn hán và bão trong ít nhất 4 thập kỷ tới và thúc giục các chính phủ trong khu vực thiết lập hệ thống cảnh báo sớm.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc ngày 4/7 cảnh báo, chính phủ của các quốc gia trên thế giới phải chuẩn bị ứng phó hiện tượng thời tiết cực đoan hơn và đợt nắng nóng kỷ lục khác trong những tháng tới.
Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra những đợt nắng nóng kỷ lục bởi hiện tượng El Nino, gây hậu quả nghiêm trọng ở nhiều quốc gia. Báo cáo mới đây của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thuộc Liên hợp quốc chỉ ra, thiên tai liên quan đến thời tiết, khí hậu hay nước đã gây ra gần 12 nghìn thảm họa trong giai đoạn 1970-2021, khiến hơn 2 triệu người thiệt mạng và nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 4.300 tỷ USD.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho biết Bangladesh ghi nhận số ca tử vong do thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu cao nhất châu Á, với 520.758 ca liên quan 281 đợt thiên tai trong giai đoạn 1970-2021.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) ngày 3/5 cho biết hiện tượng thời tiết El Nino nhiều khả năng sẽ trở lại trong năm nay khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao và gây ra những kỷ lục nắng nóng mới.
Ngày 9/8, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc cho biết tháng 7 vừa qua là một trong số những tháng 7 nóng nhất, với nhiệt độ toàn cầu ghi nhận tăng gần 0,5 độ C so với mức trung bình.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác. Qua đó, Việt Nam được giao là Trung tâm Khu vực của Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét khu vực Đông Nam Á.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) ngày 19/7 cảnh báo, các đợt nắng nóng như đang xảy ra tại Tây Âu sẽ trở nên thường xuyên hơn và xu hướng này dự báo sẽ tiếp diễn ít nhất đến những năm 2060.
Ngày 14/12, Tổ chức Khí tượng thế giới thuộc Liên hợp quốc (WMO) chính thức công nhận mức nhiệt 38 độ C đo được ở vùng Siberia băng giá của Nga năm ngoái là mức cao kỷ lục đối với Bắc Cực.