Trong bối cảnh nóng lên toàn cầu, El Nino góp phần khiến nhiệt độ toàn cầu đạt các kỷ lục mới. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Kỷ lục khí hậu liên tục bị phá vỡ, nguyên nhân do đâu?

Trong vài tuần qua, thế giới liên tục chứng kiến các kỷ lục khí hậu bị phá vỡ. Ngày 4/7 ghi nhận nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt ngưỡng cao nhất trong lịch sử, phá vỡ kỷ lục mới được thiết lập một ngày trước đó. Nhiệt độ trung bình mặt biển trong tháng 6 cũng ở mức cao nhất từ trước đến nay, trong khi độ che phủ băng biển ở Nam Cực giảm xuống mức thấp kỷ lục.
COP27 diễn ra tại thành phố thành phố Sharm El-Sheikh, Ai Cập. (Ảnh: The Guardian)

Kỳ vọng về tài chính khí hậu tại COP27

Các đại biểu tham dự Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập đã nhất trí đưa vấn đề tài chính khắc phục thiệt hại do biến đổi khí hậu vào chương trình nghị sự. Việc hội nghị lớn nhất về khí hậu lần đầu thảo luận vấn đề về bù đắp tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu được kỳ vọng mở đường cho các thỏa thuận hỗ trợ tài chính hiệu quả, giúp việc tiếp cận các nguồn lực ứng phó biến đổi khí hậu một cách công bằng và minh bạch hơn.
Sông băng Trient quan sát vào tháng 8/2019, so với một bức ảnh chụp cùng vị trí vào năm 1891.

Lời cảnh báo từ những dòng sông băng

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, các sông băng ở Áo và Thụy Sĩ có thể thu hẹp hoặc biến mất hoàn toàn vào cuối thế kỷ 21 do tình trạng ấm lên toàn cầu. Sự biến mất dần của những dòng sông cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan chính là hồi chuông thúc giục cộng đồng quốc tế trách nhiệm hơn nữa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

(Ảnh minh họa: Reuters)

Hội nghị thượng đỉnh quốc tế khẳng định tầm quan trọng của việc quan sát đại dương

Các nỗ lực quan sát, tìm hiểu và bảo vệ đại dương như một phần của chương trình nghị sự quốc tế rộng lớn hơn về hành động khí hậu và phát triển bền vững đã được thúc đẩy bởi Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về đại dương “One Ocean Summit” vừa diễn ra tại thành phố biển Brest ở miền Tây nước Pháp.

Núi Kenya ở Kenya là 1 trong 3 cánh đồng băng nhiệt đới ở châu Phi được WMO dự báo sẽ bị "xóa sổ" vào giữa thế kỷ này do tác động của biến đổi khí hậu. (Ảnh: Reuters)

Hàng triệu người đối mặt thảm họa thiên nhiên thảm khốc khi các sông băng ở châu Phi “biến mất”

Khoảng 118 triệu người nghèo ở châu Phi sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề của thảm họa thiên nhiên như hạn hán, nắng nóng hay lũ lụt khi các sông băng huyền thoại phía đông “lục địa đen” có nguy cơ bị “xóa sổ” trong 2 thập kỷ tới. Ngoài ra, biến đổi khí hậu có thể khiến nền kinh tế châu Phi suy giảm 3% vào giữa thế kỷ này.