Vì sao cơ quan Nhà nước cần tập trung quản lý các bãi đỗ xe?

Theo số liệu thống kê, địa bàn Thủ đô hiện có khoảng 8,5 triệu người dân, số lượng phương tiện giao thông đường bộ đạt gần 8 triệu, trong đó có khoảng 1,1 triệu ô tô và 6,7 triệu xe máy, chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện lai vãng từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông trên địa bàn. Do nguồn lực còn hạn chế, tốc độ phát triển hạ tầng đô thị của Thủ đô hằng năm chỉ tăng 0,6%, trong khi dân số mỗi năm tăng khoảng 200 nghìn người, phương tiện cá nhân tăng khoảng 4-5% (trong đó, riêng lượng ô tô cá nhân tăng trưởng khoảng 10%/năm).
Sau quá trình thí điểm, đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã có hơn 170 nghìn lượt giao dịch thanh toán phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt.
Sau quá trình thí điểm, đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã có hơn 170 nghìn lượt giao dịch thanh toán phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt.

Những con số này cho thấy, hạ tầng không thể theo kịp tốc độ gia tăng phương tiện, nhu cầu gửi ô-tô, xe máy tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các đô thị trung tâm là rất lớn.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thiếu bãi đỗ xe đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết sớm, tránh những hệ lụy ảnh hưởng tới người dân khu vực đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thiếu trầm trọng bãi đỗ xe

Hằng tuần, anh Vũ Mạnh Hà, ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) phải 1-2 lần đưa bố bị suy thận mãn tính lên bệnh viện trung tâm chạy thận. Ngoài nỗi lo chi phí thuốc thang, điều trị cho cha già, điều khiến anh ức chế khi lên phố chính là vấn đề gửi xe. Nhiều hôm tới nơi hết chỗ đỗ, anh phải dìu ông cụ ngồi tạm quán nước vỉa hè và chạy xe lòng vòng đi tìm chỗ gửi với giá cắt cổ. “Ở các bệnh viện, mất thời gian nhất chính là tìm chỗ gửi xe vì chỗ nào cũng chật ních. Có chỗ gửi bên ngoài tính phí theo giờ, nhiều hôm chạy thận cho ông cụ từ sáng tới nửa chiều mới xong, móc ví trả mấy trăm nghìn đồng, xót như bị móc túi!”, anh Hà bộc bạch.

Vì sao cơ quan Nhà nước cần tập trung quản lý các bãi đỗ xe? ảnh 1

Ở các khu dân cư Hà Nội, việc tìm được chỗ gửi xe, đỗ xe cũng là vấn đề khiến người dân đau đầu.

Không chỉ ở bệnh viện, công sở, ngay tại các khu dân cư, việc tìm được chỗ gửi xe, đỗ xe cũng là vấn đề khiến người dân đau đầu. Các chung cư ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh từng ngày mọc lên, tòa sau cao hơn tòa trước nhưng quy định bắt buộc phải xây dựng tầng hầm như thế nào nhằm giải tỏa áp lực đỗ xe lại bị buông lỏng. Hà Nội thiếu bãi đỗ xe trầm trọng là thực tế không thể phủ nhận.

Tính chung hạ tầng Thủ đô chỉ đáp ứng chưa đầy 10% tổng số phương tiện hiện có. Hơn 90% lượng phương tiện còn lại đành tận dụng lòng đường, vỉa hè, các bãi đất trống,… để đỗ và trông giữ xe, phát sinh nhiều tiêu cực, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Trên các tuyến phố, xe máy, ô-tô đỗ tràn lan trên vỉa hè, lòng đường khá phổ biến, gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Hà Nội thiếu bãi đỗ xe trầm trọng là thực tế không thể phủ nhận, tính chung hạ tầng Thủ đô chỉ đáp ứng chưa đầy 10% tổng số phương tiện hiện có. Hơn 90% lượng phương tiện còn lại đành tận dụng lòng đường, vỉa hè, các bãi đất trống,… để đỗ và trông giữ xe, phát sinh nhiều tiêu cực, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, nguyên nhân của tình trạng này do khó khăn về mặt bằng; cơ chế, chính sách về đầu tư, giá, phí trong đầu tư, xây dựng và khai thác bãi đỗ xe đô thị chưa thật sự khuyến khích nhà đầu tư đủ năng lực đầu tư, khai thác bến, bãi đỗ xe. Nếu thiếu sự quyết tâm, vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương cũng như các cơ quan quản lý, tình trạng này sẽ kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn. Để giải quyết tận gốc rễ vấn đề này, cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý các bãi đỗ xe, đồng thời ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại trong vấn đề khai thác.

Quản lý bãi đỗ, gia tăng tiện ích

Hà Nội đã chính thức triển khai thí điểm trông giữ xe thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố, phổ biến ở các quận Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hà Đông… Việc áp dụng thí điểm theo phương châm: “Hai không, một có”: Không dừng chờ, không tiền mặt và có hóa đơn minh bạch rõ ràng.

Đến nay, đã có hơn 170 nghìn lượt giao dịch thanh toán phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt (đạt 90% tổng số lượt giao dịch), với tổng số tiền giao dịch hơn 2,1 tỷ đồng.

Theo ghi nhận, phần lớn người dân đều ủng hộ dịch vụ vì sự minh bạch và hạn chế được nạn “chặt chém”, thu tiền vé quá quy định. Hệ thống tự động giúp hiển thị rõ ràng thời gian đỗ xe và mức phí tương ứng, giảm thiểu tranh chấp và bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng.

Hà Nội chính thức thí điểm trông giữ xe thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố, theo phương châm: “Hai không, một có”: Không dừng chờ, không tiền mặt và có hóa đơn minh bạch rõ ràng. Đến nay, đã có hơn 170 nghìn lượt giao dịch thanh toán phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt (đạt 90% tổng số lượt giao dịch), với tổng số tiền giao dịch hơn 2,1 tỷ đồng.

Tại một điểm trông giữ xe ga Cát Linh (phường Ô Chợ Dừa), trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, việc gửi xe của người dân diễn ra rất nhanh chóng và thuận tiện. Những người làm việc, học tập thường xuyên đi trên tuyến đường này đã “bắt nhịp” ngay với việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Anh Nguyễn Minh Đức, một cán bộ công tác ở quận Hà Đông, thường xuyên gửi xe máy tại đây để đi tàu điện đến nơi làm việc cho biết, quá trình gửi xe và thanh toán không tiền mặt diễn ra thuận tiện, không gặp trở ngại nào.

"Tôi thấy dịch vụ quá tiện lợi, hoàn toàn yên tâm vì không bị thu sai giá, nhân viên nhiệt tình hướng dẫn tận nơi. Ban đầu, tôi cũng hơi e ngại và cảm thấy phiền phức khi phải thao tác qua điện thoại, nhưng sau khi nghe hướng dẫn, làm thử, tôi cảm thấy rất tiện dụng. Phí trông giữ xe hợp lý và rất minh bạch, không có hiện tượng lạm thu, để xe vào và lấy xe ra cũng rất tiện lợi, không phải đợi chờ lâu", anh Đức đánh giá.

Vì sao cơ quan Nhà nước cần tập trung quản lý các bãi đỗ xe? ảnh 3
Thanh toán phí gửi xe không chỉ là quét QR mà còn ứng dụng công nghệ thông minh không dừng.

“Xu hướng chung của thế giới cũng như nước ta là ứng dụng công nghệ số vào hoạt động giao thông, trong đó có giao thông tĩnh. Bước đầu, một số khâu có thể phát sinh trục trặc, các đơn vị cần có giải pháp xử lý, từng bước hoàn thiện để sớm nhân rộng mô hình, tiến tới áp dụng trên cả nước. Việc này hoàn toàn có thể giải quyết trong tầm tay đối với đội ngũ kỹ sư công nghệ của các đơn vị".

TS KHƯƠNG KIM TẠO

Theo TS Khương Kim Tạo, chuyên gia giao thông, một số vướng mắc nhỏ nảy sinh trong quá trình thí điểm vừa qua cần được các cơ quan quản lý nhanh chóng xử lý, tháo gỡ để sớm nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn thành phố, tiến tới áp dụng trên cả nước. “Xu hướng chung của thế giới và nước ta là phải ứng dụng công nghệ số vào hoạt động giao thông, trong đó có giao thông tĩnh. Bước đầu, một số khâu có thể phát sinh trục trặc, các đơn vị cần có giải pháp xử lý, từng bước hoàn thiện. Việc này hoàn toàn có thể giải quyết trong tầm tay đối với đội ngũ kỹ sư công nghệ của các đơn vị", TS Khương Kim Tạo khẳng định.

Hiện tại, các đơn vị cung cấp dịch vụ gửi xe không dừng, không tiền mặt đang tiếp tục phát triển các giải pháp giúp thuận tiện hơn cho mọi đối tượng khách hàng, thanh toán phí gửi xe không chỉ là quét mã QR mà còn ứng dụng công nghệ thông minh không dừng để trải nghiệm gửi xe trở nên mượt mà hơn, góp phần vào sự phát triển của hệ thống giao thông thông minh. Hiệu quả của thu phí bãi đỗ không dừng sẽ mở ra một tương lai rộng lớn của giao thông thông minh ở Việt Nam, làm nền tảng cho việc kiến tạo xã hội số mà người hưởng lợi nhất đó chính là các chủ phương tiện.