Sợi phở được làm từ hạt ngô địa phương, nước xương được ninh từ 60% củ quả, khiến những ai mắc bệnh huyết áp, béo phì đều bị hấp dẫn bởi lời giới thiệu khéo léo: “Phở ngô lành tính và ăn sẽ giảm cân” của đầu bếp Hoàng Mạnh Cầm tại Festival Phở 2024.
Phở là một thói quen ẩm thực hằng ngày, nay đã trở thành một nỗi nhớ trong những ngày giãn cách của người Hà Nội, và nhiều người đang tìm mọi cách để làm “dịu” cảm xúc nhớ nhung này.
Ðến Hội An - xứ sở của cao lầu, ít ai lại nghĩ tới món phở. Thế nhưng nếu được một lần thưởng thức món phở của phố Hội, chắc không ít người vừa thấy lạ lại vừa mê, chẳng khác gì người ta mê cao lầu và rất nhiều món ăn ở phố cổ xinh đẹp này.
NDĐT- Phở và thuốc bắc, hai thứ không thể nào đi kèm được cùng với nhau, thậm chí ngồi ăn gần nhau. Nhưng đã có người kết hợp cả hai thứ đó vào thành một món ăn, và kỳ lạ là món phở thuốc bắc ấy lại rất ngon, nước ngọt và thanh, thơm dìu dịu mùi thuốc bắc nhẹ nhàng.
Ba đời nhà Vũ Ngọc Vượng làm nghề nấu phở. Gia đình anh đã nấu phở từ khi người Pháp vẫn đang còn chiếm giữ Hà Nội. Đấy là chưa kể họ hàng. Ngọc Vượng không kể hết được số anh em họ hàng làm chủ những quán phở ở đất Hà thành này. Nhưng niềm tự hào nhất đối với anh về nghề nghiệp, không phải là những tấm bằng khen, mà là chuyến đi tới Trường Sa, tự tay nấu 1.000 bát phở tặng các chiến sĩ đang bảo vệ vùng biển trời bao la của Tổ quốc...
Phở cuốn là một món ăn có nguồn gốc từ món phở. Bánh phở được tráng mỏng, khổ vuông, cuộn lẫn thịt bò chín với rau thơm, chấm cùng nước mắm hoặc sốt tương.
Phở đà điểu có gì khác với phở bò, nhất là miếng thịt chín có mầu na ná nhau? Có. Đó chính là cái mùi vị là lạ của lát thịt không thể lẫn với bò hay trâu...
Phở sắn được làm từ bột củ khoai mì (bột sắn). Khoai mì xắt lát mỏng phơi khô đem xay thành bột sau đó đổ nước lạnh vào khuấy đều lên để cho bột lắng xuống và chắt lớp nước trên mặt đi, làm như vậy cho đến khi nước đứng ở trên không còn đục.