Các đại biểu chia sẻ tại Diễn đàn truyền thông liên thế hệ "Phụ nữ và Bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới".

Diễn đàn liên thế hệ "Phụ nữ và Bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới"

Hướng đến kỷ niệm 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, 10 năm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), ngày 25/3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn truyền thông liên thế hệ “Phụ nữ và Bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới”.
Toàn cảnh Hội nghị quốc tế "Nâng cao năng lực và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực thực thi pháp luật".

Nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong thực thi pháp luật

Ngày  7/3, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp Cơ quan Liên hợp quốc vì bình đẳng giới và trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội nghị Quốc tế với chủ đề: "Nâng cao năng lực và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực thực thi pháp luật", nhân dịp Ngày quốc tế Phụ nữ (8/3), với sự tham gia của các đại biểu đến từ các cơ quan thực thi pháp luật, Chính phủ, tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển, nhằm thảo luận và thúc đẩy sự phát triển của nữ Công an nhân dân.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh (thứ 5 từ phải sang) trao hoa tặng bà Caroline Nyamayemombe và bà Michaela Bauer (lần lượt thứ 6 và 7 từ phải sang) cùng đại diện các cơ quan liên quan tại buổi tiếp.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong nâng cao vai trò phụ nữ và bảo vệ trẻ em

Ngày 4/3, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam Caroline Nyamayemombe và Phó Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam Michaela Bauer.
Vinh danh các tác phẩm báo chí đoạt giải A.

24 tác phẩm đoạt giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024

Mỗi tác phẩm đều mang tới những thông điệp ý nghĩa về bình đẳng giới, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; đồng thời, cũng là lời khẳng định sâu sắc vai trò của báo chí, truyền thông trong xây dựng một xã hội công bằng, tiến bộ, một môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em.
Khách mời trao đổi, chia sẻ tại buổi Đối thoại.

Gần 1400 người tham gia đối thoại về tương lai số dành cho nữ giới

Gần 1400 đại biểu từ các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế, cơ quan quản lý nhà nước, khối trường đại học, cao đẳng, các tập đoàn công nghệ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hàng đầu tại Việt Nam và nữ sinh ngành công nghệ tham gia triển lãm và thảo luận về thách thức và cơ hội việc làm tương lai cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam với chủ đề “Đối thoại về tương lai số: Phụ nữ và trẻ em gái trong ngành công nghệ và STEM”, diễn ra sáng ngày 10/12, tại Hà Nội.
Ảnh minh họa: Hơn 450 người tham gia giải chạy cộng đồng mang tên “Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 27/11/2022. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Đoàn kết để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn là một trong những hành vi vi phạm nhân quyền phổ biến và lan rộng nhất. Theo Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), gần một phần ba phụ nữ trên thế giới từng hứng chịu bạo hành thể xác hoặc tình dục. Những nạn nhân của bạo lực không chỉ bị tổn thương về thể chất mà cả tinh thần. Nghiêm trọng hơn chính là tính mạng của họ bị tước đoạt.
Nhiều người nổi tiếng đã có mặt trong khu vườn tràn đầy sắc cam tại Hà Nội để chia sẻ quan điểm của mình về chương trình.

Những con số báo động về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

Hiện nay, trên thế giới có gần một phần ba phụ nữ đã từng bị bạo lực thể xác và hoặc tình dục. Ước tính có tới 10 triệu trẻ em là nạn nhân của nạn bóc lột tình dục. Cũng theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2019, ở Việt Nam, vấn nạn này vẫn còn ẩn giấu trong xã hội vì hơn 90% nạn nhân không tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền, một nửa trong số họ chưa bao giờ kể cho ai biết về việc mình từng bị bạo lực.
Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và quyền của trẻ em gái

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và quyền của trẻ em gái

Chương trình “Trẻ em gái làm chủ tương lai” ghi nhận vai trò quan trọng của trẻ em gái trong xây dựng một tương lai bình đẳng. Sự kiện cũng tôn vinh tiếng nói và sự đóng góp của nhà giáo trong quá trình hoàn thiện chính sách và môi trường giáo dục hòa nhập hơn cho mọi người học bao gồm trẻ em gái, đồng thời kêu gọi cộng đồng cùng hành động thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam.
“Điểm chờ an toàn đồng hành cùng em” đặt tại Nhà sinh hoạt cộng đồng khu dân cư số 1, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ.

Đà Nẵng từng bước xây dựng thành phố an toàn

Từ Đề án “Xây dựng thành phố Đà Nẵng an toàn-không bạo lực với phụ nữ và trẻ em, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2035” cho đến tham gia chương trình chủ đạo toàn cầu của Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền phụ nữ (UN Woman), Đà Nẵng đang từng bước xây dựng thành phố là điểm đến an toàn, thân thiện.
Các đại biểu tham dự sự kiện.

UN Women hoan nghênh Việt Nam công bố chương trình hành động quốc gia đầu tiên về phụ nữ, hòa bình và an ninh

Ngày 8/8, Chính phủ Việt Nam đã chính thức công bố chương trình hành động quốc gia (NAP) đầu tiên về phụ nữ, hòa bình và an ninh, đánh dấu một cột mốc lịch sử trong cam kết của Việt Nam về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực hòa bình và an ninh.
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn tập huấn hướng dẫn thành lập và vận hành Tổ truyền thông cộng đồng. (Ảnh: THANH LOAN)

Tạo điều kiện cho phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia các lĩnh vực của đời sống xã hội

Với những chính sách và hành động cụ thể, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ dân tộc thiểu số, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các đại biểu tham dự sự kiện.

Hỗ trợ hơn 3.000 phụ nữ phục hồi sinh kế sau ảnh hưởng của Covid-19

Dự án “Ứng phó khẩn cấp và hỗ trợ phục hồi sinh kế sau Covid-19 cho phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực” trị giá 1,46 triệu USD (hơn 36,5 tỷ đồng) do Chính phủ Australia tài trợ được thực hiện từ năm 2022-2024, nhằm hỗ trợ khả năng phục hồi kinh tế của phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 và nâng cao năng lực của các tổ chức địa phương trong việc ứng phó, phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp, đã ghi nhận những kết quả rất khả quan.
Các đại biểu tham gia Diễn đàn Doanh nghiệp Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng.

Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng

Ngày 17/4, tại Hà Nội, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng thông qua các công cụ phát triển bền vững.
Bà Caroline Nyamayamombe, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Việt Nam có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực bình đẳng giới

Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027. Trưởng đại diện UN Women Việt Nam, bà Caroline Nyamayemombe nhấn mạnh đây là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế về cam kết kiên định của Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
Ra mắt Trung tâm trợ giúp xã hội - Ngôi nhà Bình yên cung cấp dịch vụ toàn diện, miễn phí hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực.

Ra mắt Trung tâm trợ giúp xã hội hỗ trợ miễn phí cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực

Sáng 8/12, tại Hà Nội, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women), chính thức ra mắt Trung tâm trợ giúp xã hội - Ngôi nhà bình yên đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ toàn diện cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực.
Quang cảnh hội nghị.

Các mạng lưới cộng đồng góp phần đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong phòng, chống HIV/AIDS

Tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, các mạng lưới cộng đồng đã nỗ lực hỗ trợ phụ nữ dễ bị tổn thương bởi HIV cung cấp các dịch vụ tiếp cận cộng đồng, tư vấn xét nghiệm sàng lọc và kết nối các chị em có nhu cầu đến với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV cũng như các dịch vụ có liên quan khác.
Các đại biểu tại chương trình cùng lan tỏa thông điệp thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực giới. (Ảnh: UN Women)

Nâng cao vai trò của truyền thông trong thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực giới

Ngày 17/11, các nhà báo, phóng viên đại diện hơn 30 cơ quan báo chí, truyền hình tại Thành phố Hồ Chí Minh và 200 đại biểu các sở, ngành và các đơn vị liên quan trên địa bàn đã cùng Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam thảo luận và kêu gọi sự tham gia của các cơ quan báo chí, truyền thông trong công tác thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực giới.
Đại diện các đơn vị thực hiện nghi thức nhấn nút phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023.

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 10/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổ chức UN Women và hãng hàng không Vietnam Airlines phối hợp phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, với sự tham gia của hơn 500 đại biểu đại diện các bộ, ngành, cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, Liên hợp quốc, Đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ,...
Đoàn diễu hành áo dài của Thành đoàn Hà Nội tại Festival Thu Hà Nội, tháng 10/2023. (Ảnh minh họa: THÀNH ĐẠT)

Nhiều hoạt động vì phụ nữ và trẻ em gái nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2023

Với chủ đề “Bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”, Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2023 sẽ được phát động trong tháng 11 tới với đa dạng các hoạt động hướng về phụ nữ và trẻ em gái, với mục đích thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.