“Gió độc” tà đạo Hà Mòn bị xóa bỏ, các thôn làng trở lại cuộc sống yên bình. Với phương châm “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, các cấp, ngành tỉnh Kon Tum tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ những người lầm lỡ từng trót tin theo tà đạo Hà Mòn hòa nhập cộng đồng. Qua đó, vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân, cùng nhau xây dựng địa phương ngày càng phát triển.
Thực tiễn cho thấy, hầu hết các chức sắc tôn giáo đã hướng dẫn và cùng với các tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, sự xâm nhập của “gió độc” mang tên tà đạo Hà Mòn đã gây nên những hệ lụy không nhỏ, làm chia rẽ khối đại đoàn kết, xáo trộn đời sống người dân ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, các cấp, các ngành, địa phương và lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã vào cuộc đấu tranh, xóa bỏ “gió độc”.
Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, luôn quan tâm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, sống tốt đời đẹp đạo. Tuy nhiên, một số đối tượng đã lợi dụng tự do tôn giáo để xúi giục, lôi kéo, kích động những người nhẹ dạ, cả tin thực hiện những hành vi gây mất an ninh trật tự, chia rẽ cộng đồng... Đơn cử như thời gian vừa qua, một số kẻ đã dựng nên tà đạo Hà Mòn gây nhiều hệ lụy cho nhân dân.
Ngày 31/3, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp Bộ Công an, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo.
Ngày 20/3, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Sáng 1/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo và trao các Quyết định về công tác cán bộ.
Sáng 1/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Nghị định của Chính phủ cùng các Nghị quyết, quyết định về công tác tổ chức cán bộ.
Những năm qua, nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, một thủ đoạn quen thuộc của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí là tìm cách lợi dụng vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng để mưu đồ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ các tôn giáo, tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo để từ đó dễ bề can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước ta. Mới đây, nhân sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh tự do tôn giáo quốc tế diễn ra hằng năm, các thế lực thù địch, thiếu thiện chí lập tức tìm cách xuyên tạc, đưa thông tin sai lệch về tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam, lớn tiếng đòi can thiệp, đồng thời qua đó hạ thấp uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế.
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 16/1, Công an tỉnh Tuyên Quang tổ chức gặp mặt chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Tham dự chương trình có lãnh đạo Công an tỉnh; lãnh đạo các cơ sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và 80 chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam và gần đây có sự phát triển mạnh mẽ, nhất là trong và sau đại dịch Covid-19. Hoạt động này được thực hiện thông qua các website của tổ chức tôn giáo và các mạng xã hội với rất nhiều hình thức như giảng đạo, truyền đạo, đào tạo chức sắc, chức việc, bồi dưỡng giáo lý, xuất bản kinh sách điện tử, hội thảo, sinh hoạt tôn giáo...
Ninh Bình là một tỉnh trọng điểm về công tác tôn giáo, nơi các giá trị đạo đức, tinh thần và nguồn lực từ các tổ chức tôn giáo đã được phát huy mạnh mẽ trong việc xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp tại tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tôn giáo, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần cải thiện rõ rệt diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống người dân.
Chiều 23/12, Ban Dân vận Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân vận và phòng trào “Dân vận khéo” năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hiện cơ bản được giữ ổn định. Qua đó góp phần quan trọng tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy lùi các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
Dưới dạng hỏi - đáp một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, cuốn sách vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành trình bày những kiến thức cơ bản về giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tổ chức của các tôn giáo ở việt Nam hiện nay, đồng thời phân tích những điều cần lưu tâm trong giao tiếp, ứng xử với các tôn giáo.
Một buổi gặp gỡ, trao đổi gần gũi, ấm áp do Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức ngày 6/12 với 93 đảng viên có đạo tiêu biểu trên địa bàn đem đến không khí phấn khởi, hồ hởi cho tất cả những đại biểu tham dự sự kiện ý nghĩa này trong những ngày cuối năm.
Ngày 19/11, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024. Tham dự hội nghị có hơn 200 đại biểu đại diện các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh và đại biểu trong lực lượng công an trong tỉnh.
Ngày 14/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre tổ chức Hội nghị biểu dương 70 gương điển hình phụ nữ tôn giáo tiêu biểu trong vun đắp giá trị tốt đẹp gia đình và cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, “5 có, 3 sạch”.
Vừa qua, Báo cáo của Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) tiếp tục đưa ra nhiều nhận định sai lệch, cáo buộc sai sự thật về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam cũng như phủ nhận nỗ lực hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trên lĩnh vực này. Việc đưa ra những đánh giá, kết luận chỉ dựa trên những báo cáo của một số tổ chức, cá nhân mà thiếu sự kiểm chứng rõ ràng là thiếu tính khách quan, tính chính xác, tính toàn diện, thể hiện sự tùy tiện trong nhận định và đánh giá.
Sáng 27/9, Ban Chỉ đạo tỉnh Bình Thuận về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28, ngày 19/8/2014 của Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo”.
Thành trì vững chắc nhất để phòng, chống tà đạo, đạo lạ xâm nhập vào đời sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa chính là niềm tin của mỗi người dân đối với Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương.
Hoạt động của các tà đạo, đạo lạ, thậm chí là các tổ chức chống phá núp bóng tôn giáo không chỉ gây bất ổn xã hội, mâu thuẫn trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng tới khối đoàn kết toàn dân tộc, mà còn tác động tiêu cực tới sự ổn định chính trị-xã hội của đất nước, tạo cớ cho các thế lực thù địch xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam “không có tự do tôn giáo”, về lâu dài, xâm phạm đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Ðảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tôn giáo có vị trí chiến lược trong sự nghiệp phát triển đất nước. Quan điểm của Ðảng là xuyên suốt, luôn nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.
Tây Ninh hiện có các tôn giáo lớn như Cao Đài, Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo với 834.848 tín đồ, 2.079 chức sắc, 8.698 chức việc (chiếm 70% dân số). Thời gian qua, việc xây dựng khu phố, ấp văn hóa trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận với nhiều mô hình xuất phát từ các tôn giáo; góp phần thiết thực, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, thi đua lao động sản xuất nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân
Thời gian qua, tại nhiều địa phương trên cả nước xuất hiện những đối tượng lạ tìm cách tiếp cận người dân để tuyên truyền, dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào hoạt động của các tổ chức bất hợp pháp núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó nổi lên gần đây là hội nhóm xưng danh “Pháp luân công”. Từ đây làm phát sinh những bất ổn, gây mất trật tự an ninh xã hội, khiến dư luận bức xúc.