Giá quặng sắt đã duy trì xu hướng giảm trong suốt 9 tháng đầu năm do sức ép từ nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối tháng 9, bất chấp việc không có sự cải thiện nào về yếu tố cơ bản, giá quặng sắt dần phục hồi và tăng hơn 14% chỉ trong vòng ba tuần.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Chỉ thị 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi-măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.
Hiện nay, nhiều nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đang và sắp vào vụ thu hoạch chính như vải, thanh long, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, bơ… Do sản lượng lớn mà thời gian thu hoạch lại ngắn, không ít mặt hàng gặp phải trở ngại nhất định về tiêu thụ, cần sớm cập nhật thông tin và có các giải pháp, kế hoạch cụ thể hỗ trợ phát triển thị trường.
Ngày 27/5, tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều sớm Tân Yên năm 2024.
Thời gian qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) triển khai sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen khi kinh tế thế giới phục hồi chậm. Giá dầu ở mức cao đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro,… Dù vậy, công tác quản trị biến động thực hiện tốt đã giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Sau 5 năm triển khai Nghị định số 98/2018/NÐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Sơn La đã xây dựng được hàng trăm chuỗi liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm hiệu quả.
Ngày 15/12, tại tỉnh An Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024”.
Ngày 27/9, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vừa phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức tiêu hủy số lượng lớn thuốc lá nhập lậu.
Ngành hàng sầu riêng của Việt Nam đã và đang trở thành một ngành hàng giữ vai trò đặc biệt quan trọng của Việt Nam nói chung và ngành Nông nghiệp-Phát triển nông thôn các địa phương trồng sầu riêng nói riêng. Tuy nhiên, hiện tượng tranh mua, tranh bán, loạn giá, bẻ cọc, bỏ hợp đồng, phá vỡ chuỗi liên kết đang diễn ra ở các vùng trồng sầu riêng trong cả nước, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.
Ngày 16/5, tại Bắc Giang, Tập đoàn Central Retail Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ký thỏa thuận hợp tác về tiêu thụ vải thiều mùa vụ 2023. Dự kiến, năm 2023, Tập đoàn Central Retail Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 300 tấn vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang.
Ngày 27/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang phối hợp Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam tổ chức hội nghị kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản tỉnh Hậu Giang.
Ngày 15/4, tại bản Cứp, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã phối hợp huyện Mường La tổ chức lễ phát động phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu năm 2023.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổng diện tích sản xuất hành cả nước đạt khoảng 14 nghìn đến 15 nghìn ha, tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Hải Dương, Ninh Thuận, Quảng Ngãi; trong đó hành tím trồng chủ yếu tại Sóc Trăng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi. Tuy nhiên, sản xuất hành tím hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn như: Diện tích manh mún, khó truy xuất nguồn gốc, thiếu tính liên kết; giá bán biến động; khó kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm...
Ngày 16/3, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để cho ý kiến đối với Báo cáo kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc từ sau Phiên họp thứ hai (tháng 12/2022) đến nay.
Hiện nay, giá bán cam sành tại Vĩnh Long và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức rất thấp, thậm chí, có nơi giá bán tại vườn của người nông dân trồng cam sành chỉ còn 1.000 đồng/kg. Mức giá này khiến người nông dân trồng cam sành đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng, phải chặt bỏ vườn cam.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày giao dịch hôm qua, 4/1, thị trường hàng hóa chìm trong sắc đỏ. Lực bán hoàn toàn áp đảo trên cả 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu thế giới đã kéo chỉ số MXV-Index giảm mạnh 2,33% xuống 2.340 điểm, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022. Giá trị giao dịch toàn Sở cũng có sự suy yếu, đạt trên 4.000 tỷ đồng.
Ngày 18/10, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh vừa ban hành văn bản nghiêm cấm hành vi săn bắt, kinh doanh và chế biến các loài chim hoang dã, di cư nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.
Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện bình quân tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam còn thấp so với khu vực.
Ngày 21/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình phối hợp Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Bình năm 2022.
Chiều 8/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang tổ chức triển khai dự án “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang năm 2022”.
Ngày 25/5, tỉnh Bắc Giang phối hợp Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số tỉnh, thành phố, cơ quan chức năng nước ngoài tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều tới hơn 60 điểm cầu trong và ngoài nước; trong đó có 13 điểm cầu tại các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Singapore, Thái Lan, các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE).
Nếu như những năm trước, mùa nhãn chín muộn thường là dịp được người nông dân mong chờ vì sẽ bán được sản phẩm với giá cao hơn hẳn so với chính vụ thì mùa nhãn chín muộn năm nay, giá bán vẫn không nhích lên nhiều. Thậm chí nhiều nơi còn lo ngại sẽ không tiêu thụ được nhãn trong bối cảnh giãn cách kéo dài.