Trao đổi, hướng dẫn cách chăm sóc cây sầu riêng cho người trồng tại xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, Phú Yên. (Ảnh VĂN THÙY)

Phát triển bền vững vùng chuyên canh cây ăn trái

Những năm qua, nhiều địa phương ở Nam Trung Bộ triển khai có hiệu quả đề án phát triển các vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung với quy mô lớn. Tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định đã xuất hiện nhiều sản phẩm trái cây đặc trưng được thị trường đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã và xây dựng được thương hiệu, đem lại thu nhập cao cho người dân…
Anh Trương Văn Pháp giới thiệu sản phẩm của mình tại một hội chợ.

Khởi nghiệp từ “cây nhà lá vườn”

Thời gian qua, tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều start-up đã lựa chọn con đường khởi nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản có sẵn tại địa phương. Các sản phẩm này phần lớn được khách hàng đón nhận. Tuy nhiên, để phát triển thương hiệu bền vững, cần được sự hỗ trợ từ nhiều cấp, ngành. 
Viết thương hiệu từ những công trình

Viết thương hiệu từ những công trình

Ít ai biết, đằng sau những công trình mang tính biểu tượng của ngành kiến trúc, xây dựng Việt Nam như Khu tổ hợp sản xuất ô-tô VinFast có quy mô hàng đầu Đông Nam Á, công trình Trung tâm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hiện đại bậc nhất Việt Nam, hay cũ hơn là Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thủy điện Hòa Bình... là một công ty tư vấn xây dựng có tuổi đời 55 năm. Đã có hàng nghìn công trình lớn được Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam (VCC) tư vấn, thiết kế trong suốt những năm qua.
Cà-phê tái canh bằng giống THA1 tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa đạt nhiều ưu thế vượt trội so các giống cà-phê cũ.

Quảng Trị tái canh cây cà-phê đạt hiệu quả cao

Tái canh cây cà-phê là một chủ trương lớn của tỉnh Quảng Tr được triển khai thực hiện tại huyện miền núi Hướng Hóa, nơi được xem thủ phủ cà-phê thứ hai của miền trung. Với sự quyết tâm cao của chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn và người dân, nhiều vườn cà-phê già cỗi ở Hướng Hóa đang dần được trồng thay thế bằng những giống mới, cho năng suất, giá trị cao, nâng tầm thương hiệu cà-phê Khe Sanh.
Chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Minh Phú (Cà Mau). (Ảnh: Hữu Tùng)

Gia tăng giá trị nông, thủy sản: Hướng tới phát triển xanh, bền vững

Thời gian qua, công nghiệp chế biến nông, thủy sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp và trong cơ cấu kinh tế chung của nhiều địa phương ở Tây Nam Bộ. Tuy vậy, bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của không ít doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cần sớm tháo gỡ.
'Người tiêu dùng là giám khảo công tâm nhất đối với bất cứ thương hiệu nào'

'Người tiêu dùng là giám khảo công tâm nhất đối với bất cứ thương hiệu nào'

Trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân về phát triển thương hiệu quốc gia, ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho rằng, chất lượng sản phẩm là yếu tố tiên quyết để giữ uy tín cho thương hiệu và người tiêu dùng sẽ là giám khảo công tâm nhất đối với bất cứ thương hiệu nào.
Công ty cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa Sanvinest xuất khẩu chính ngạch sản phẩm yến sào sang thị trường Trung Quốc.

Nâng tầm thương hiệu Yến sào Khánh Hòa

Ngày trước, yến sào (tổ yến) chủ yếu phục vụ tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Đến nay, sản phẩm yến sào Khánh Hòa ngày càng trở nên phổ biến. Với hơn 40 dòng sản phẩm cao cấp từ yến đảo thiên nhiên, yến sào Khánh Hòa hiện có mặt tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh Khánh Hòa tiếp tục triển khai nhiều nhóm giải pháp nâng tầm thương hiệu Yến sào Khánh Hòa.
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF trở thành thương hiệu lan tỏa hình ảnh Đà Nẵng-Việt Nam, thu hút đông đảo khách du lịch.

Đà Nẵng xây dựng thương hiệu Thành phố sự kiện và lễ hội

Với chuỗi các sự kiện, lễ hội mang tầm quốc tế được đăng cai, tổ chức thời gian qua, Đà Nẵng đang ghi dấu đậm nét hình ảnh thành phố du lịch, sự kiện trên bản đồ du lịch thế giới. Các sự kiện được tổ chức chuyên nghiệp với sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị, ban, ngành; sự đồng hành, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và người dân Đà Nẵng.
Mục đích của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam?

Mục đích của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam?

Mục tiêu tổng quát của Chương trình Thương hiệu Quốc gia là xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Gạo “Cơm ViệtNam Rice” lên kệ chuỗi siêu thị của tập đoàn phân phối bán lẻ hàng đầu nước Pháp E.leclerc và hệ thống phân phối Carrefour. (Ảnh MINH AN)

Xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt 53,01 tỷ USD với 6 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD, gồm: rau quả, gạo, tôm, hạt điều, cà-phê, gỗ và sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, 80% sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có lô-gô, nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Động lực mới trong tạo lập thương hiệu quốc gia

Động lực mới trong tạo lập thương hiệu quốc gia

Với cách lựa chọn định hướng phát triển xanh, sạch, thương hiệu quốc gia sẽ trở nên đắt giá hơn khi quyền lực mềm, tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng trở nên có uy tín, trọng lượng, giá trị thuyết phục cao hơn, nhất là trong một thế giới đang chia rẽ, phân cực mạnh mẽ do cạnh tranh địa chính trị, địa kinh tế gay gắt.
Một mô hình gắn nghề chè với phát triển du lịch trải nghiệm, sinh thái ở Thái Nguyên.

Nâng cao giá trị và thương hiệu trà Thái Nguyên

Với lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu, kỹ thuật trồng, chế biến của người dân, những năm qua, nghề trồng, chế biến trà ở Thái Nguyên đã phát triển mạnh mẽ, làm nên thương hiệu “Đệ nhất danh trà Thái Nguyên”, được người tiêu dùng ưa chuộng, mang lại doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, việc liên doanh, liên kết sản xuất, chế biến chè còn hạn chế; diện tích chè hữu cơ còn thấp; thu hút doanh nghiệp đầu tư trồng, chế biến chè còn gặp nhiều khó khăn.
Du khách quốc tế đến Huế dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.

Xây dựng thương hiệu cho du lịch Huế

Thừa Thiên Huế là địa phương đã và đang khai thác tương đối hiệu quả tiềm năng du lịch bằng việc xây dựng những thương hiệu sản phẩm đặc trưng, độc đáo. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng, sự phát triển các thương hiệu sản phẩm du lịch ở Huế còn chậm, thiếu tính đột phá; nhiều sản phẩm vẫn thiếu chiều sâu và kết nối...
Nhiều sản phẩm nông sản của Quảng Ninh đã có mặt trong các siêu thị và trung tâm thương mại.

Nâng tầm thương hiệu nông sản Quảng Ninh

Kể từ khi Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) được khởi động từ năm 2013, tỉnh Quảng Ninh xác định rõ quan điểm, đây là chương trình phát triển kinh tế quan trọng theo hướng nội sinh, có sự liên kết chặt chẽ, bền vững giữa người sản xuất, chế biến và tiêu thụ, do đó cần có nhận thức đúng đắn, cách làm và bước đi phù hợp.