Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ giới thiệu tại Hội chợ Hanoi Giftshow.

Thúc đẩy giao thương ngành thủ công mỹ nghệ

Một trong những khó khăn của sản xuất làng nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay là thị trường tiêu thụ, tìm đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, khâu thiết kế, sáng tạo sản phẩm cũng còn là một điểm yếu. 14 năm qua, thành phố Hà Nội đã định kỳ tổ chức Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hanoi Giftshow để góp phần giải quyết các vấn đề này.
Trình diễn nghề làm bánh chưng của thôn Tranh Khúc, huyện Thanh Trì.

Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thanh Trì

Tối 25/5, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì (Hà Nội), Sở Công thương Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề và phát động xây dựng tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt.

Chú trọng đầu tư cho công nghiệp văn hóa

Xác định tầm quan trọng và thế mạnh của ngành công nghiệp văn hóa, nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền trung, đặc biệt là các địa phương có nhiều thế mạnh về văn hóa, di sản… đã và đang nghiên cứu ban hành các đề án phát triển riêng. Việc đầu tư kinh phí và đưa ra các chính sách đặc thù dành riêng cho lĩnh vực này góp phần tăng nguồn thu ngân sách, trở thành nội lực cho kinh tế vùng phát triển bền vững.
Hàng thủ công mỹ nghệ OCOP Việt Nam: Rất cần những bàn tay thiết kế

Hàng thủ công mỹ nghệ OCOP Việt Nam: Rất cần những bàn tay thiết kế

Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam thường được làm theo lối truyền thống, nhiều khi kiểu dáng đơn giản, còn khá sơ sài. Chính vì thế, ở nhiều nơi, người làm hàng thủ công mỹ nghệ mong muốn kết hợp với các họa sĩ thiết kế, để tạo ra được những sản phẩm bắt mắt, hấp dẫn người tiêu dùng hơn.
Sản phẩm của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội).

Kết nối cung cầu nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có hơn 5.400 làng nghề; tạo việc làm cho khoảng 2,3 triệu lao động nông thôn, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong đó, riêng Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Ðáng chú ý, các làng nghề Hà Nội hội tụ tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước.
Hai cụm gian hàng Việt Nam hiện diện tại vị trí trung tâm trong khu vực Hall 8 – thuộc chủ đề Unique&Eclectic của triển lãm, thể hiện sự giao thoa các nền văn hóa từ khắp nơi trên thế giới, quy tụ các nhà trưng bày truyền cảm hứng và các sản phẩm tinh xảo, độc đáo, mang đậm màu sắc dân tộc.

Tiềm năng cho hàng thủ công mỹ nghệ tiếp cận thị trường châu Âu

Tại Triển lãm Nội thất và Thủ công mỹ nghệ ở Paris (Maison & Objet 2023) từ ngày 7 đến 11/9, các nhà phân phối quốc tế và khách hàng tại Pháp nhận định rằng hàng thủ công Việt Nam có rất nhiều tiềm năng tiếp cận thị trường Pháp và châu Âu vì có nhiều đổi mới, độc đáo, đáp ứng các yêu cầu cao về thiết kế và chất lượng cũng như tính ứng dụng.