Cùng với sự gia tăng dân số và nhu cầu ngày càng cao của ngành nông nghiệp, những tác động nghiêm trọng hơn của biến đổi khí hậu cho thấy yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước là cấp thiết hơn bao giờ hết.
Là huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên, Phú Lương có hơn 50% dân số là người dân tộc thiểu số, cư trú phân tán, chưa có điều kiện đầu tư, mua sắm công trình, trang thiết bị cấp nước sinh hoạt. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Phú Lương chỉ đạo khảo sát thực tế, thống kê, rà soát nhu cầu để đầu tư, hỗ trợ và đến nay đã mang lại nguồn nước sinh hoạt cho hàng trăm hộ dân.
Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tại khu vực Trung Bộ hiện nay có 121 hồ chứa thủy lợi đang dưới mực nước chết. Trong đó, các địa phương vùng Bắc Trung Bộ, dung tích hồ chứa thủy lợi trung bình đạt 39% dung tích thiết kế, thấp hơn 3,5% so cùng kỳ trung bình nhiều năm. Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa 35%, Nghệ An 42%, Hà Tĩnh 36%, Quảng Bình 49%, Quảng Trị 46%...
Đến nay, nông dân cả nước đã và đang thu hoạch vụ lúa đông xuân năm 2023-2024. Theo đánh giá, vụ đông xuân này tương đối thành công, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, vụ lúa hè thu (vụ mùa) năm 2024, nhất là ở các địa phương vùng Nam Trung Bộ và miền bắc dự báo gặp nhiều bất lợi do thiên tai, sâu, bệnh gây hại, giá vật tư đầu vào cao khiến gia tăng chi phí sản xuất.
Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, trong vụ sản xuất lúa đông xuân 2023-2024, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được khuyến cáo bà con nông dân áp dụng vào sản xuất như: Sử dụng giống lúa chất lượng, lúa lai, mạ khay, máy cấy...
Thời gian qua, mưa xuất hiện ở nhiều nơi nên nguồn nước cơ bản cung cấp đủ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo dự báo, ở khu vực miền Trung vào giai đoạn cao điểm nắng nóng kéo dài sẽ có hàng chục nghìn ha cây trồng nguy cơ bị ảnh hưởng do hạn hán, thiếu nước.
Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ ngày 18 đến 24/5, lượng mưa tích lũy tuần phổ biến tại miền núi phía bắc đạt 50 đến 70mm (riêng các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Hòa Bình từ 75 đến 80mm); Trung du và đồng bằng Bắc Bộ từ 30 đến 50mm (riêng Hưng Yên, Quảng Ninh từ 80 đến 100mm); Bắc Trung Bộ từ 35 đến 100mm; Nam Trung Bộ từ 50 đến 110mm; Tây Nguyên từ 50 đến 130mm; Đông Nam Bộ từ 60 đến 100mm; đồng bằng sông Cửu Long từ 40 đến 60mm.
Xác định hệ thống thủy lợi là hạ tầng hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những năm qua, tỉnh Phú Yên đã đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ nước tưới cho các loại cây trồng.
Sáng 4/5 , Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận đã tham dự tiếp xúc cử tri 2 xã Phan Lâm và Phan Sơn (huyện Bắc Bình) chung quanh vấn đề phát triển kinh tế-xã hội.
Hiện nay, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang trong giai đoạn cao điểm của mùa khô năm 2023-2024. Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hạn hán, thiếu nước đã khiến hàng chục nghìn hecta cây trồng bị ảnh hưởng. Các địa phương và bà con nông dân các khu vực này đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp do hạn hán, thiếu nước gây ra.
Hạn hán kéo dài đã gây nên sụt lún, sạt lở đất làm hư hỏng gần 16.000m đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Trần Văn Thời. Còn tại huyện U Minh, nắng hạn kéo dài đang có nguy cơ sụt lún, sạt lở và thiếu nước phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng.
Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay các hồ chứa thủy lợi ở khu vực Bắc Bộ đạt 57% dung tích thiết kế, khu vực Bắc Trung Bộ đạt 59%, Nam Trung Bộ đạt 66%, Tây Nguyên đạt 40% và Đông Nam Bộ đạt 56%.
Trong ngày 8/4, nhiều tàu chuyên dụng của lực lượng Lữ đoàn Vận tải 659, thuộc Cục Hậu cần Quân khu 9 đã vận chuyển nước sạch từ thành phố Cần Thơ về tận Cà Mau để cấp nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 34/CĐ-TTg về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Tỉnh Bình Phước đang vào đợt nắng nóng cao điểm của mùa khô, khiến mực nước ở các hồ thủy lợi đều xuống thấp, nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất nông nghiệp một số nơi đã cạn kiệt. Để đối phó với khô hạn, ngành chức năng tỉnh Bình Phước đang nỗ lực điều tiết nước ở các hồ lớn để hỗ trợ người dân cứu cây trồng. Cùng đó, nông dân cũng chủ động triển khai các giải pháp tiết kiệm nước để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp.
Tại Sóc Trăng, vụ đông xuân muộn, nông dân sản xuất ngoài kế hoạch của ngành nông nghiệp khoảng 6.000ha. Đến ngày 27/3, ngành chức năng ghi nhận đã có hơn 1.000ha lúa bị ảnh hưởng do thiếu nước kết hợp ngộ độc phèn.
Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện nay các hồ chứa thủy lợi ở khu vực Bắc Bộ đạt 62% dung tích thiết kế, thấp hơn 10% so trung bình nhiều năm; khu vực Bắc Trung Bộ đạt 65%, Nam Trung Bộ đạt 71%, Đông Nam Bộ đạt 60%; riêng khu vực Tây Nguyên chỉ đạt 52% dung tích thiết kế, thấp hơn 5% so trung bình nhiều năm.
Tây Nguyên đang trong thời kỳ cao điểm của mùa khô năm 2024. Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài khiến mực nước trên các sông, suối, hồ đập đang giảm nhanh. Một số nơi đã cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Từ đầu năm nay, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận không có nước sản xuất, thậm chí nhiều vùng không có nước sinh hoạt. Thực trạng đó đang cần những giải pháp quyết liệt từ chính quyền và các đơn vị chức năng để giúp người dân ổn định cuộc sống.
Đến nay, Cà Mau 3 lần bị ảnh hưởng nặng bởi hạn hán làm khô cạn kênh, rạch, gây sụt lún, sạt lở, hư hỏng nhiều công trình hạ tầng nông thôn. Khắc phục tình trạng trên, Cà Mau đề xuất giải pháp dẫn nước từ sông Hậu để tiếp nước ngọt cho Cà Mau vào những tháng cao điểm.
Hiện nay, tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thời tiết, thiên tai ngày càng bất thường. Tình trạng xâm nhập mặn ở Ðồng bằng sông Cửu Long thời gian qua đang có xu thế tăng theo kỳ triều cường. Ngoài ra, khu vực miền trung và Tây Nguyên cũng có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ngọt cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 04/CĐ-TTg gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và các bộ, ngành liên quan về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trong những tháng cao điểm mùa khô năm 2024.
Theo dự báo của các cơ quan chức năng, trong mùa khô năm 2023-2024 ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn có khả năng xuất hiện sớm và ăn sâu hơn trung bình nhiều năm. Nguy cơ xâm nhập mặn gây thiếu nước, ảnh hưởng cho gần 100.000 ha lúa, cây ăn quả và người dân nhiều địa phương thiếu nước sinh hoạt. Vì vậy, các địa phương cần chủ động phương án ứng phó xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất và nước sinh hoạt cho nhân dân.
Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, thời gian ảnh hưởng của El Nino vẫn tiếp tục kéo dài và duy trì trong 3 tháng đầu năm 2024 với xác suất trên 95%. Riêng khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, tổng lượng mưa những tháng cuối năm ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 5-15%; những tháng đầu năm 2024 thấp hơn từ 10-30%.
Theo phản ánh của cư dân Khu đô thị Thanh Hà, tình hình cấp nước cho khu đô thị có cải thiện, nhưng nhiều hộ dân vẫn thiếu nước sinh hoạt. Nhiều người vẫn phải mang xô, chậu, xếp hàng chầu trực lấy nước sạch từ các xe téc.
Sáng 18/10, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tập trung mọi biện pháp nhanh nhất cấp nước sạch sinh hoạt trở lại và có giải pháp bảo đảm cấp nước ổn định lâu dài cho người dân Khu đô thị Thanh Hà, thuộc địa bàn quận Hà Đông và huyện Thanh Oai (Hà Nội).
Do ảnh hưởng của El Nino, lượng mưa thiếu hụt ở hầu hết khu vực Nam Bộ cũng như trung, hạ lưu sông Mekong và mức độ sử dụng nước trên khu vực thượng nguồn gia tăng, khả năng thiếu hụt nguồn nước ngọt trong mùa khô 2023-2024 ở đồng bằng sông Cửu Long rất lớn. Vì vậy, để bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2023-2024, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long cần có giải pháp ứng phó xâm nhập mặn sớm và sâu hơn.
Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) cảnh báo, có đến một nửa dân số thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước và cuộc khủng hoảng nước sẽ ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu. Các chính phủ đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải bảo đảm việc tiếp cận nước công bằng cho mọi người dân, cũng như bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên quý giá này.