Cũng theo Cục Thủy lợi, thời gian qua xâm nhập mặn, hạn hán, thiếu nước khiến hơn 8.982ha cây trồng ở nhiều địa phương bị ảnh hưởng. Trong đó, các tỉnh: Bình Phước 7.866ha, Bình Thuận có 365ha, Gia Lai hơn 100ha, Sóc Trăng 588,4ha, Đắk Lắk 63ha.
Ở khu vực Bắc Trung Bộ có 1.000ha đến 1.500ha, Nam Trung Bộ từ 2.700ha đến 4.200ha, Tây Nguyên 15.000ha đến 26.000ha, Đông Nam Bộ từ 8.000ha đến 11.000ha, đồng bằng sông Cửu Long có 29.260ha lúa và 43.300ha cây ăn quả bị ảnh hưởng do hạn hán, thiếu nước.
Cục Thủy lợi nhận định, thời gian tới nhiều nơi có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước vụ đông xuân 2023-2024. Trong đó, một số địa phương ở đồng bằng Bắc Bộ như: Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên… khả năng thiếu nước tưới dưỡng cho lúa do mực nước sông Hồng-Thái Bình ở mức thấp.
Dự báo, trong tuần này vùng đồng bằng sông Cửu Long xâm nhập mặn sẽ tăng cao. Trong đó, ranh mặn 4g/l phạm vi xâm nhập từ 45km đến 55km trên cửa sông Cửu Long, từ 80km đến 85km trên sông Vàm Cỏ và từ 46km đến 52km trên sông Cái Lớn.
Ngoài ra, ở khu vực Bắc Trung Bộ có 1.000ha đến 1.500ha, Nam Trung Bộ từ 2.700ha đến 4.200ha, Tây Nguyên 15.000ha đến 26.000ha, Đông Nam Bộ từ 8.000ha đến 11.000ha, đồng bằng sông Cửu Long có 29.260ha lúa và 43.300ha cây ăn quả bị ảnh hưởng do hạn hán, thiếu nước.
Dự báo, trong tuần này, vùng đồng bằng sông Cửu Long xâm nhập mặn sẽ tăng cao. Trong đó, ranh mặn 4g/l phạm vi xâm nhập từ 45 đến 55 km trên cửa sông Cửu Long, từ 80km đến 85km trên sông Vàm Cỏ và từ 46km đến 52km trên sông Cái Lớn.
Từ ngày 24-28/3, xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long
Tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Bên cạnh đó, độ mặn xâm nhập sâu trong sông, kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực.
Vì vậy, các địa phương ở khu vực này cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.