Ứng phó hạn hán, thiếu nước trong vụ hè thu năm 2024

NDO - Thời gian qua, mưa xuất hiện ở nhiều nơi nên nguồn nước cơ bản cung cấp đủ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo dự báo, ở khu vực miền Trung vào giai đoạn cao điểm nắng nóng kéo dài sẽ có hàng chục nghìn ha cây trồng nguy cơ bị ảnh hưởng do hạn hán, thiếu nước.
0:00 / 0:00
0:00
Công nhân Xí nghiệp thủy nông Kim Bảng tỉnh Hà Nam vận hành máy.
Công nhân Xí nghiệp thủy nông Kim Bảng tỉnh Hà Nam vận hành máy.

Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, trong tháng 5, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã khiến hàng chục nghìn ha cây trồng bị ảnh hưởng.

Tại khu vực Nam Trung Bộ, hạn hán, thiếu nước đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Bình Thuận với diện tích bị ảnh hưởng khoảng 961ha. Còn khu vực Tây Nguyên, tình trạng hạn hán, thiếu nước đã diễn ra ở hầu hết các tỉnh với diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 29.372ha. Trong đó, tỉnh Kon Tum 324ha, Gia Lai 2.872ha, Đắk Lắk 5.100ha, Đăk Nông 9.726ha và Lâm Đồng 11.350ha.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long diện tích cây trồng bị ảnh hưởng do hạn hán, thiếu nước ở giai đoạn cao điểm là 1.895 ha. Đây là những diện tích người dân xuống giống tự phát, không theo khuyến cáo khoanh vùng sản xuất an toàn.

Đối với vùng Đông Nam Bộ, trên địa bàn tỉnh Bình Phước vào giai đoạn cao điểm có khoảng 10.642ha cây trồng ở khu vực ngoài công trình thủy lợi bị ảnh hưởng hạn hán, thiếu nước, trong đó có 1.927,8ha cà-phê, 358,5ha hồ tiêu, 7.995,3ha cây ăn trái và cây lâu năm. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long diện tích cây trồng bị ảnh hưởng do hạn hán, thiếu nước ở giai đoạn cao điểm là 1.895 ha. Đây là những diện tích người dân xuống giống tự phát, không theo khuyến cáo khoanh vùng sản xuất an toàn.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Võ Quốc Hùng cho biết: “Vụ hè thu năm 2024, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng khoảng 49,727 nghìn ha lúa và cây trồng khác. Đến ngày 30/5, bà con nông dân đã gieo sạ được khoảng 90% diện tích. Tuy nhiên, do nắng nóng kéo dài, lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm nên đã có khoảng 318ha không sản xuất, 661,8 ha lúa chuyển sang cây trồng khác”. Qua nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới nếu nắng nóng còn tiếp diễn và kéo dài khả năng thiếu nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp rất cao với diện tích khoảng 9,172 nghìn ha.

Vụ hè thu năm 2024, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng khoảng 49,727 nghìn ha lúa và cây trồng khác. Đến ngày 30/5, bà con nông dân đã gieo sạ được khoảng 90% diện tích.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Võ Quốc Hùng

Cũng theo Cục Thủy lợi, trong tháng 5 lượng mưa tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm; các khu vực còn lại phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm; khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện mưa trên diện rộng, xâm nhập mặn tại các cửa sông đã giảm.

Ở khu vực Bắc Trung Bộ vào giai đoạn cao điểm nắng nóng kéo dài, diện tích cây trồng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước trong khu vực khoảng 6.000 đến 8.500ha.

Trưởng phòng Quản lý vận hành và Tưới tiêu (Cục Thủy lợi) Nguyễn Mạnh Hùng

Tuy nhiên, qua dự báo của các cơ quan chuyên môn, tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng có xu hướng gia tăng trong thời kỳ từ nay đến tháng 7. Tình trạng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm; khô hạn ở khu vực Trung Bộ có khả năng xuất hiện và kéo dài trong thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 8.

Trưởng phòng Quản lý vận hành và Tưới tiêu (Cục Thủy lợi) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Ở khu vực Bắc Trung Bộ, hiện nay bà con nông dân trong vùng đang bước vào giai đoạn đầu sản xuất vụ hè thu năm 2024 với diện tích khoảng 446.000 ha. Dự báo đến cuối tháng 6, dung tích trữ các hồ chứa nước trung bình đạt 43% dung tích thiết kế. Qua đánh giá, nguồn nước cơ bản bảo đảm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vào giai đoạn cao điểm nắng nóng kéo dài, diện tích cây trồng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước trong khu vực khoảng 6.000 đến 8.500 ha. Trong đó, tỉnh Thanh Hóa từ 1.500 đến 2.000 ha, Nghệ An 3.000 đến 4.000 ha, Hà Tĩnh 300 ha, Quảng Bình 100 đến 500 ha, Quảng Trị 1.000 đến 1.500 ha, Thừa Thiên Huế 100 đến 200 ha”.

Ngoài ra, ở khu vực Nam Trung Bộ, vụ hè thu năm 2024, diện tích sản xuất nông nghiệp khoảng 355,6 nghìn ha, trong đó có 218,7 nghìn ha lúa, 136,9 nghìn ha màu và cây hàng năm khác... Theo dự báo, vào giai đoạn cao điểm nắng nóng kéo dài, diện tích có nguy cơ bị ảnh hưởng do hạn hán, thiếu nước khoảng 9.430 đến 12.880ha. Trong đó, diện tích chủ động dừng sản xuất khoảng 4.980 đến 6.980ha ở các địa phương như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận.

Đối với khu vực miền núi phía bắc, dự báo đến cuối tháng 6, dung tích trữ trung bình các hồ chứa nước dự kiến đạt từ 36 đến 99% dung tích thiết kế. Trong đó, dung tích trữ trung bình của các tỉnh dự kiến là Thái Nguyên 95%, Điện Biên 36%, Sơn La 58%, Hòa Bình 52%, Yên Bái 99%, Tuyên Quang 72%, Cao Bằng 69%, Lạng Sơn 76%. Vì vậy, các tỉnh có dung tích trữ thấp như: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình cần sử dụng nước tiết kiệm, chủ động tích trữ nước bảo đảm cung cấp phục vụ sản xuất.

Nhằm ứng phó với hạn hán, thiếu nước, bảo đảm sản xuất, các địa phương cần kiểm tra, rà soát nguồn nước tại các công trình thủy lợi làm cơ sở điều tiết nước phục vụ sản xuất hợp lý; tổ chức sản xuất đối với những diện tích công trình thủy lợi bảo đảm cung cấp nước cho cả vụ. Đối với các diện tích không đủ nước cần xem xét lùi vụ sản xuất hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác.

Đối với khu vực miền núi phía bắc, dự báo đến cuối tháng 6, dung tích trữ trung bình các hồ chứa nước dự kiến đạt từ 36 đến 99% dung tích thiết kế. Trong đó, dung tích trữ trung bình của các tỉnh dự kiến là Thái Nguyên 95%, Điện Biên 36%, Sơn La 58%, Hòa Bình 52%, Yên Bái 99%, Tuyên Quang 72%, Cao Bằng 69%, Lạng Sơn 76%.

Bên cạnh đó, tập trung nạo vét, khơi thông kênh mương, lắp đặt các trạm bơm dã chiến để lấy nước phục vụ sản xuất; rà soát, lập kế hoạch sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm nhằm bảo đảm nguồn nước cấp cho sản xuất vụ hè thu phù hợp với nhu cầu dùng nước và theo từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Cùng với đó, cần theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình nắng nóng, hạn hán và những diện tích bị ảnh hưởng để tập trung phòng, chống kịp thời, hiệu quả; đối với những diện tích ở xa nguồn nước, thường xuyên thiếu nước trong vụ hè thu cần có kế hoạch thực hiện các biện pháp tưới luân phiên, tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ để bảo đảm đủ nước tưới đến hết vụ hè thu…