Mỗi chúng ta đến với nghề giáo một cách khác nhau, nhưng điều quý giá hơn cả là trong sâu thẳm mỗi chúng ta đều nặng tình yêu thương con người và mong muốn làm cho thế hệ tương lai tử tế hơn, khôn lớn hơn, trưởng thành hơn để chung tay làm cho xã hội văn minh hơn, đất nước giàu đẹp hơn.
Các học trò của NSND Quốc Hưng đã có món quà đầy ý nghĩa và xúc động gửi tặng tới thầy mình nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đó là MV “Người thầy của tôi” với những giọng ca ngày nay đã thành danh như NSƯT Hoàng Tùng, Mạnh Hoạch, Hương Ly, Đức Tuyên, Hà Phương, Bá Thành, Nguyễn Trần Trung Quân, nhóm Mây.
Tối 18/11, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Danh nhân Văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng), Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã biểu dương 132 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu của thành phố năm 2023.
Bị liệt cả tay chân nhưng Phùng Văn Trường (thôn Nhân Lý, Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội) đã nỗ lực làm theo lời Bác dạy, trở thành một người "tàn nhưng không phế". Những năm qua, anh Trường khổ công luyện viết chữ bằng miệng và trở thành thầy giáo của hàng chục đứa trẻ trong làng.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để các thế hệ học sinh cả nước tri ân thầy cô giáo - những người chắp đôi cánh tri thức cho các em bay xa, những người truyền cảm hứng cho các em hoàn thiện bản thân.Truyền thống "tôn sư trọng đạo" ấy đã trở thành bản sắc của dân tộc Việt Nam hiếu học, giàu đạo lý.
Mỗi thầy, cô giáo ấy ở các địa phương khác nhau, dạy học ở những cấp học khác nhau trên cả nước, nhưng tựu trung lại họ không chỉ có tình yêu thương học trò, nhiệt huyết với nghề, tinh thần đổi mới sáng tạo trong dạy học mà còn là những đảng viên gương mẫu, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tích cực trong các hoạt động Đảng, đoàn thể, xã hội.
Từ tình thương yêu vô bờ dành cho học trò, nhiều thầy, cô giáo đã không quản ngại khó khăn, vượt bao gian khổ, cống hiến cả tuổi xuân, sức lực cho sự nghiệp giáo dục, góp phần đào tạo thế hệ trẻ sống có lý tưởng, đạo đức, sáng tạo, mang tài năng xây dựng quê hương, Tổ quốc.
Tại nhiều vùng trên huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh), đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, điều kiện cho giáo viên, học sinh còn thiếu thốn. Tuy nhiên, với niềm yêu nghề, yêu học sinh, các cô giáo bám làng, bám bản nơi đây đã vượt qua bao gian nan để tích cực ươm những mầm xanh trên những mảnh đất còn gian khó.
Họ là những giáo viên “chân yếu, tay mềm”, thế nhưng dù trong thiên tai hay dịch bệnh, các cô giáo ở Trường mầm non 1 Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn xông pha, đi đầu trên mọi “trận tuyến”.
Từ những trăn trở trong công tác chủ nhiệm khi học trò sai phạm nhiều lần hay tình trạng học sinh thụ động, lười chuẩn bị bài khi học trực tuyến, các cô giáo trẻ đầy nhiệt huyết của Hà Nội đã có những sáng kiến hay để đồng nghiệp chia sẻ, học hỏi.
Trong một năm học đặc biệt vừa qua, ngành giáo dục của tỉnh Bắc Giang đã có những đêm không ngủ để dốc sức, đồng lòng cho cuộc đua chống lại bệnh dịch. Hàng trăm học sinh và 10 giáo viên mắc Covid-19 cùng hàng trăm đối tượng khác là F1. Nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên đã tình nguyện tham gia các mặt trận phòng, chống dịch tại địa phương.
Hình ảnh các thầy, cô giáo khoác lên mình bộ đồ bảo hộ phòng chống dịch, tay cầm que test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, lấy mẫu bệnh phẩm cho người dân một cách thuần thục, ai cũng nhầm tưởng là nhân viên y tế thực thụ. Đây là lực lượng giáo viên không ngại hiểm nguy, xung phong tiếp sức với ngành y tế, cùng chung tay phòng, chống dịch.
Ngày 20-11 năm nay đến với vùng đất biên cương Tổ quốc khác hơn mọi năm, nắng nhạt màu vàng mật, từng khóm lau ra hoa khoe sắc trong bình yên mênh mang của vạn vật, trời đất như muốn bù đắp cho những ngày mưa lũ lịch sử vừa diễn ra ở vùng đất này.
Hiện nay, số học sinh mầm non trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có 366.288 cháu, mỗi năm con số này tăng thêm cả chục nghìn trẻ. Vì vậy, ngoài tăng thêm phòng học, ngành giáo dục thành phố còn chú trọng tuyển dụng những giáo viên trẻ, có tay nghề, có tấm lòng nhân hậu, nhiều sáng kiến trong nuôi dạy trẻ...
Toàn ngành giáo dục hiện có khoảng 800 nghìn nữ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có hơn 150 nghìn nữ giáo viên đang công tác tại 3.894 xã vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo. Mỗi người một hoàn cảnh và có những khó khăn, vất vả riêng, song họ vẫn quyết tâm bám trường, bám lớp, vượt qua bao khó khăn của cuộc sống thường ngày, chấp nhận hy sinh một phần hạnh phúc riêng tư của mình để mang con chữ đến với các em học sinh.
Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV, tạo điều kiện học tập hòa nhập trong cộng đồng, được phát triển bình thường như bao trẻ khác, thêm tự tin, vươn lên trong cuộc sống là việc làm vô cùng ý nghĩa. Cũng xuất phát từ tình thương với trẻ mà các thầy, cô giáo đã dốc sức, tận tâm bù đắp để các em vơi bớt phần nào thiệt thòi.