Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: PHONG NGUYÊN)

Xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Sáng 17/10, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Khánh Hòa phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học đề tài “Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030”.
Thừa Thiên Huế định hướng phát triển đô thị có bản sắc riêng. (Ảnh HOÀNG HẢI)

Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Thừa Thiên Huế đã và đang hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong phát triển và hội nhập quốc tế. Cùng quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tỉnh đã sẵn sàng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau gần 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện với môi trường và thông minh.
Giao dịch hành chính tại bộ phận “một cửa” Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng.

Nỗ lực cải cách hành chính hiệu lực, hiệu quả

Tại một đô thị được nhiều người xem là đáng sống, đáng đến như thành phố Đà Nẵng, cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài để bộ máy nhà nước phục vụ người dân có hiệu quả, đạt được sự hài lòng của người dân và tổ chức tốt trong giao dịch hành chính. Bên cạnh những thành tích đạt được, Đà Nẵng cần tiếp tục quyết liệt cải cách hành chính hiệu lực, hiệu quả hơn.
Toàn cảnh tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác liên ngành của Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phát triển Thừa Thiên Huế theo hướng đô thị đặc thù

Ngày 1/7, Đoàn công tác liên ngành của Trung ương có buổi làm việc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chung quanh nội dung Đề án công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí loại I và đánh giá trình độ cơ sở hạ tầng của khu vực dự kiến thành lập quận, phường.
Cảng Chu Lai - Trường Hải được đầu tư nâng cấp, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.

Quảng Nam phấn đấu trở thành cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền trung-Tây Nguyên

Với truyền thống đoàn kết, tinh thần đổi mới, sáng tạo, từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, qua 27 năm xây dựng và phát triển, Quảng Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội; từ một tỉnh thuần nông, chậm phát triển vươn lên thành tỉnh khá trong khu vực, có đóng góp cho ngân sách trung ương.
Ninh Bình phấn đấu đến năm 2030 sẽ là một trong những trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Đông Nam Á. (Ảnh: Sở Du lịch Ninh Bình)

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 4/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với định hướng bảo đảm thống nhất, phù hợp Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước giai đoạn 2021-2030, Quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công chức huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.

Quyết liệt hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Theo Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, đến ngày 31/12/2023, tất cả 56/56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2025 đã gửi phương án tổng thể đến Bộ Nội vụ. Trong đó, tổng số đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp là 50 đơn vị cấp huyện, 1.243 đơn vị cấp xã.
Hoạt động sân khấu hóa tái hiện lễ Ban sóc triều Nguyễn tại di tích Ngọ Môn. (Ảnh LÊ HOÀNG)

Thừa Thiên Huế hướng đến thành phố trực thuộc Trung ương

Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định nhiệm vụ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy địa phương phát triển toàn diện. Do vậy, tỉnh đang quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 theo tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản.
Đoàn khảo sát Ban Chỉ đạo Trung ương do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Phát triển văn hóa gắn với xây dựng con người Huế

Huế là điển hình về lĩnh vực văn hóa của cả nước và được định vị là trung tâm văn hóa lớn của khu vực Đông Nam Á vào năm 2030. Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng “văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”.
Thành phố biển Nha Trang. (Ảnh NGỌC HÒA)

Nha Trang tập trung xây dựng đô thị thông minh

Nha Trang xác định mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành cơ bản chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh. Hiện thành phố đang có những bước đi tiên phong trên nhiều lĩnh vực, tạo hình mẫu về sự gắn kết giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm quốc phòng-an ninh theo hướng hiện đại, bền vững.
Hà Nội là địa phương có giá cả đắt đỏ nhất cả nước. (Ảnh minh họa: NHẬT QUANG)

Giá cả sinh hoạt ở Hà Nội đắt đỏ nhất cả nước

Trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng mức giá đắt đỏ nhất cả nước năm 2022, tiếp theo là Quảng Ninh và TP Hồ Chí Minh. Ở chiều ngược lại, Quảng Trị là địa phương có mức giá thấp nhất cả nước, bằng 86,83% so Hà Nội, tiếp đến là Bến Tre và Trà Vinh.