Ngày 12/4, Trường đại học Kiên Giang tổ chức họp mặt mừng Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của người Khmer, Bunpimay của người Lào và Songkran của người Thái Lan năm 2024.
Tết và các phong tục của Tết đã ra đời cả nghìn năm trước, với xuất phát điểm từ một xã hội nông nghiệp. Cùng với sự vận động, phát triển của xã hội, lối sống, nhu cầu của từng cá nhân, gia đình cũng có nhiều thay đổi. Bởi thế cách gìn giữ, lan tỏa giá trị của Tết chính là đi tìm sự thích ứng, hài hòa để những nét đẹp văn hóa truyền thống được nối dài và tiếp tục phát huy trong xã hội hiện đại.
Nhiều nước châu Á đón Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024 với sắc đỏ chủ đạo tràn ngập khắp các phố phường. Nhà nhà vui Tết đoàn viên, nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức khiến không khí thêm rộn ràng.
Xuân về, Tết đến, cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan rất phấn khởi và luôn hướng về quê hương, đất nước. Những ngày này, hai tiếng Việt Nam luôn có sức hút mãnh liệt, là động lực đoàn kết để những người con xa tổ quốc gắn kết, thương yêu nhau hơn.
Háo hức và mong chờ là tâm trạng chung của các bạn trẻ-sinh viên Nga nghiên cứu tiếng Việt đang học tập tại Moskva khi tham gia chương trình tìm hiểu phong tục đón Tết Nguyên đán của Việt Nam diễn ra ngày 8/2 tại Đại học Ngôn ngữ quốc gia Moskva (MSLU).
Ngày 7/2, dưới sự hỗ trợ của Đảng ủy, Đại sứ quán Việt Nam, Ban cán sự đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại Liên bang Nga, Hội sinh viên Việt Nam tại Viện tiếng Nga Quốc gia mang tên A.S.Pushkin đã tổ chức các hoạt động chào đón năm mới với chủ đề “Tết Giáp Thìn 2024-Tết rộn ràng, Xuân rộn rã” trong không khí đầm ấm, sum vầy.
Ngày 7/2, tại Paris, nhân dịp Tết cổ truyền Việt Nam, Đoàn Đại sứ quán Lào tại Pháp do Đại sứ Kham-Inh Khitchadeth dẫn đầu đã đến Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Ngày Tết cổ truyền khiến lòng người nao nức chờ mong sum họp gia đình, sửa soạn ban thờ tổ tiên, quây quần bên mâm cơm tất niên đầm ấm. Nhưng mặt khác, Tết cũng mang đến lo toan nhất là với những người con xa quê hương khao khát được trở về nhà, những người điều kiện kinh tế khó khăn, đồng lương hạn hẹp, vật giá leo thang trăm thứ phải lo.
Đón Tết Giáp Thìn năm nay lại nhớ những ngày Tết cổ truyền Quý Mão năm trước, chúng tôi đã ghé về xã Lát (Lạc Dương, Lâm Đồng), vùng đất đẹp tươi dưới chân núi Lang Biang, nơi tụ cư của đồng bào Cơ Ho.
Nhân dịp năm mới 2024 và Tết cổ truyền của Việt Nam, lãnh đạo nhiều nước, chính đảng và tổ chức quốc tế đã gửi thư, thiếp chúc mừng tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hội Xuân năm nay thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) tái hiện nếp sinh hoạt đón Tết cổ truyền như: Gói bánh tét, làm bánh dân gian, trang trí bàn thờ Tổ quốc kết hợp mâm ngũ quả; thi vẽ tranh...., góp phần tạo thêm sinh khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân trong tỉnh.
Ngày 2/2, Đoàn đại biểu tỉnh Svây Rieng do Ngài Peng Pôsa, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng nhân dân, Tỉnh trưởng Ban hành chính tỉnh; Đoàn đại biểu tỉnh Prêy Veng do Ngài Sourn Somalin, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân, Tỉnh trưởng Ban hành chính tỉnh; Ngài Chan Sorykan, Tổng lãnh sự Vương quốc Campuchia tại Thành phố Hồ Chí Minh đến chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Long An nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024.
Ngày 28/1, Chi hội Sinh viên Việt Nam tại Paris (UEVP) và Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp phối hợp tổ chức “Ngày hội Bánh Chưng” với sự tham gia hơn 150 thanh niên, sinh viên Việt Nam đang sinh sống và học tập trên địa bàn, cũng như đông đảo bạn bè quốc tế.
Trong không khí đón chào Xuân mới, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Luang Prabang đã phối hợp cộng đồng người Việt Nam tại các tỉnh bắc Lào tổ chức tiệc chiêu đãi đối ngoại và Tết cộng đồng mừng Xuân Giáp Thìn 2024.
Lãnh sự Nguyễn Quỳnh Phương nhấn mạnh những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức trong thành công chung của đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Sáng 27/1, tại Thủ đô Phnom Penh, Công ty Viettel Cambodia (Metfone) đã trao tặng 1.075 suất quà Tết cho cộng đồng người gốc Việt Nam tại Campuchia thông qua chương trình “Xuân an yên vui đón Tết” , do Đại sứ quán Việt Nam và Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia tổ chức.
Chào đón Tết Giáp Thìn, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2024 tại Làng.
Chiều 22/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đồng chí Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã đến thăm hỏi, chúc Tết và tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi.
Ngày 20/1, tại thủ đô Paris, Hội Tôn vinh văn hóa Việt (APCV) tổ chức Tết Nguyên đán với chủ đề “Xuân thịnh vượng, Tết thăng hoa”. Tham dự có Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng; Thị trưởng Quận 20 thành phố Paris, ông Éric Pliez, cùng các gia đình người Việt và bạn bè Pháp.
Trong không gian của làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), khách du lịch được trải nghiệm, tìm hiểu nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền của người Việt Nam, cuộc sống của người dân tại ngôi làng cổ. Tham gia chương trình có 157 vị khách quốc tế.
Ngày 18/1, Ủy ban nhân dân quận 8 cho biết, nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm Tết của người dân Thành phố Hồ Chí Minh, chợ Hoa Xuân “Trên Bến dưới thuyền” tại khu vực bến Bình Đông sẽ được diễn ra từ ngày 25/1/2024 (nhằm ngày 15 tháng Chạp âm lịch) đến ngày 9/2/2024 (nhằm ngày 30 tháng Chạp âm lịch) với nhiều nét đặc sắc, mới lạ.
Bưởi Diễn được coi là một trong những đặc sản của thủ đô Hà Nội. Đây cũng là một trong những mặt hàng được săn đón nhiều nhất mỗi dịp Tết Nguyên đán, chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết, thủ phủ bưởi Diễn đã sẵn sàng cung ứng những trái bưởi thơm ngon phục vụ thị trường dịp Tết cổ truyền.
Những ngày qua, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức nhiều hoạt động như họp mặt, đến các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn để thăm, tặng quà, chúc Tết Chol Chnam Thmay năm 2023. Sự quan tâm, chăm lo của địa phương về vật chất lẫn tinh thần đã giúp đồng bào Khmer đón Tết cổ truyền thêm vui tươi, đầm ấm áp.
Hôm nay, 14/4 (ngày 24/2 âm lịch), đồng bào Khmer tại Bạc Liêu nói riêng và các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung chính thức đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực vươn lên của mỗi gia đình, năm nay, đồng bào Khmer Bạc Liêu đón một mùa Tết cổ truyền trong niềm vui, ấm no, hạnh phúc.
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer Nam Bộ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và nhiều đơn vị, địa phương trong tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức nhiều đoàn đi thăm, tặng quà đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh.
Ngày 10/4, tỉnh Kiên Giang tổ chức họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2023 của đồng bào Khmer. Hơn 120 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, cán bộ hưu trí, chức sắc, người có uy tín, Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách tiêu biểu là đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh… tham dự.
Ngày 9/4, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum phối hợp Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum và Hội hữu nghị Việt Nam-Lào-Campuchia tổ chức Ngày hội Tết cổ truyền Campuchia-Lào-Việt Nam với chủ đề “Sắc màu văn hóa Đông Dương”.
Ngày 7/4, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tổ chức buổi họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây 2023; các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, chư tăng cùng các đồng chí lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng tham dự.
Tết Nguyên đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất, lâu đời nhất của dân tộc Việt Nam. Đây là dịp đoàn viên của những người con xa quê, là cơ hội để gia đình sum họp, người thân, bạn bè gặp mặt, cùng chúc nhau những điều tốt đẹp trong năm mới. Tuy nhiên, trong khi nhiều người háo hức, mong đợi được đón Tết, thì cũng có không ít người “sợ Tết”. Làm thế nào để đón một cái Tết đầm ấm, văn minh, vừa thích ứng với thời đại mới, vừa giữ được nét đẹp truyền thống là vấn đề được đặt ra khi năm mới đang đến gần.