Công nhân làm việc tại một nhà máy ở Martorell, Tây Ban Nha. (Ảnh REUTERS)

Châu Âu trước thách thức thiếu hụt lao động

Các quốc gia châu Âu đang nỗ lực tìm cách thu hút lao động nhập cư và khuyến khích sinh đẻ, trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm và số lượng người cao tuổi gia tăng, kéo theo tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng. Theo Ủy viên phụ trách Nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) Ylva Johansson, EU cần thêm khoảng một triệu người nhập cư hợp pháp mỗi năm để bù đắp cho lực lượng lao động đang già đi của khối này.
Cảng Chu Lai - Trường Hải được đầu tư nâng cấp, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.

Quảng Nam phấn đấu trở thành cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền trung-Tây Nguyên

Với truyền thống đoàn kết, tinh thần đổi mới, sáng tạo, từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, qua 27 năm xây dựng và phát triển, Quảng Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội; từ một tỉnh thuần nông, chậm phát triển vươn lên thành tỉnh khá trong khu vực, có đóng góp cho ngân sách trung ương.
Quang cảnh hội thảo.

Phát triển kinh tế sáng tạo để đem lại giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế

Tư duy về kinh tế sáng tạo giúp hoàn thiện chính sách để các ý tưởng sáng tạo có đủ điều kiện, chu trình từ hình thành, sản xuất, cung ứng, phân phối và kể cả xuất khẩu, từ đó mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế, lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp, và thu nhập cao hơn cho người lao động.
(Ảnh: Reuters)

Giá dầu tiếp tục giảm trước nỗi lo tăng trưởng kinh tế

Kết thúc ngày giao dịch 5/3, giá dầu giảm phiên thứ hai liên tiếp trong bối cảnh các nhà giao dịch thận trọng về tín hiệu kinh tế tại các nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Sự hoài nghi về tăng trưởng làm mờ triển vọng nhu cầu, từ đó gây áp lực cho giá dầu. Chốt phiên, giá dầu WTI giảm 0,75% xuống 78,15 USD/thùng. Dầu Brent giảm 0,92% xuống 82,04 USD/thùng.
Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Thành Đạt

Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Trang The Banker (Anh) dẫn ý kiến của các chuyên gia nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024. Theo đánh giá của của Quỹ đầu tư VinaCapital, năm nay tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo đạt 6-6,5%, đưa Việt Nam trở thành một trong những môi trường tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á.
Thi công dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. (Ảnh: DUY LINH)

Những tín hiệu khả quan cho tăng trưởng kinh tế

Năm 2024 có ý nghĩa then chốt trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả giai đoạn 2021-2025, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ các chính sách, giải pháp về thuế, phí, tiền tệ, thương mại, đầu tư để thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.
Ông Nghiêm Xuân Thành (bìa phải), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Đồng Vân Thanh (thứ 2 từ trái sang), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm, động viên lực lượng thi công dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang tại nút giao IC5, thuộc địa bàn xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy.

Quyết tâm xây dựng Hậu Giang trở thành tỉnh khá của vùng ĐBSCL

Từ một tỉnh được xem là khó khăn nhất vùng ĐBSCL, nhưng sau 20 năm thành lập (1/1/2004 – 1/1/2024) Hậu Giang đã tạo được bước phát triển lớn mạnh và mở ra thời kỳ phát triển mới cho tỉnh. Chia sẽ về kết quả đạt được, đồng chí Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết:
Cần nỗ lực phi thường để đưa nền kinh tế quay lại quỹ đạo tăng trưởng cao

Cần nỗ lực phi thường để đưa nền kinh tế quay lại quỹ đạo tăng trưởng cao

Ngay tại thời điểm này, Việt Nam cần có một kịch bản tham vọng để thúc đẩy những nỗ lực phi thường, tạo áp lực cho cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa, đưa nền kinh tế quay trở lại tốc độ tăng trưởng cao. Phóng viên Báo Nhân Dân phỏng vấn Tiến sĩ Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Vietnam về vấn đề này.
Công nhân làm việc trong một nhà máy tại Mexico. (Ảnh REUTERS)

Thành quả tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Mexico

Tin vui đến với Mexico vào cuối năm 2023, khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo nước này đã vượt thêm bốn bậc để chiếm vị trí thứ 12 trong danh sách 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2023. Tốc độ phục hồi ấn tượng nhờ những quyết sách hiệu quả của chính phủ là yếu tố quan trọng đem lại “quả ngọt” cho quốc gia có quy mô kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latin.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Quốc Văn.

Hưng Yên tăng trưởng kinh tế hơn 10%

Ngày 30/11, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa 19, lần thứ 26 họp đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hưng Yên năm 2023. Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa thông báo: tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên năm 2023 ước đạt 10,05%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch đề ra là 9%); thuộc nhóm tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng kinh tế cao, tốp đầu trong cả nước.
Hiệp định EVFTA tạo những động lực mới nâng tầm quan hệ Việt Nam-EU trong thập kỷ thứ tư của chặng đường phát triển quan hệ hai bên. (Ảnh: Internet)

Việt Nam thúc đẩy quyền con người gắn với tăng trưởng kinh tế bền vững

Qua gần 3 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) các hoạt động giao thương, kết nối đầu tư cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân không ngừng được đẩy mạnh với mục tiêu lấy con người làm trung tâm trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thời gian qua đã xuất hiện những tiếng nói lạc lõng, thông tin sai sự thật đòi xóa bỏ EVFTA, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối tác giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh châu Âu (EU).
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Nợ công “níu bước” tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Nợ công toàn cầu ở mức cao kỷ lục 307.400 tỷ USD đang trở thành gánh nặng “níu bước” tăng trưởng của nhiều nền kinh tế. Cuối tuần qua, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã kêu gọi Italia, Pháp, Tây Ban Nha “thắt lưng buộc bụng” để giải quyết tình trạng nợ và thâm hụt tài chính ngày càng tăng.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với các Nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

APEC là động lực then chốt cho tăng trưởng kinh tế trong một thế giới đang đối mặt với nhiều rủi ro

Sáng 17/11 (theo giờ địa phương), tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ, đã diễn ra Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo Cấp cao và Trưởng đoàn của 21 nền kinh tế thành viên APEC. Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tham dự với tư cách khách mời. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị.