Theo quy hoạch, đến năm 2050 Đắk Lắk sẽ phát triển xứng tầm trên một số chức năng riêng có của tỉnh.
Theo quy hoạch, đến năm 2050 Đắk Lắk sẽ phát triển xứng tầm trên một số chức năng riêng có của tỉnh.

Tầm nhìn và khát vọng trong quy hoạch tỉnh Đắk Lắk

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk (khóa 10 nhiệm kỳ 2021-2026) vừa thông qua Nghị quyết về các nội dung chủ yếu của Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch tỉnh Đắk Lắk). Dự kiến cuối năm 2023, quy hoạch tỉnh Đắk Lắk sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo hành lang pháp lý quan trọng để hoạch định các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư, khai thông nguồn lực, hiện thực hóa khát vọng đưa Đắk Lắk vào nhóm 25 tỉnh đứng đầu cả nước.

Tầm nhìn, mục tiêu chiến lược

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Đắk Lắk, trong gần 3 năm qua, tỉnh Đắk Lắk tập trung chỉ đạo và thực hiện công tác lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh khu vực Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

“Quá trình lấy ý kiến hoàn thiện quy hoạch, tỉnh tổ chức hàng chục cuộc họp, hội thảo, lấy ý kiến của các bộ, ngành Trung ương, các đơn vị tư vấn, ý kiến của các chuyên gia phản biện…Nhờ đó, quy hoạch tỉnh Đắk Lắk bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khoa học, đa chiều, đa lĩnh vực, với những mục tiêu cao hơn, toàn diện, có tính bao quát hơn”. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk Đinh Xuân Hà cho biết ngay sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua quy hoạch.

Quá trình lấy ý kiến hoàn thiện quy hoạch, tỉnh tổ chức hàng chục cuộc họp, hội thảo, lấy ý kiến của các bộ, ngành Trung ương, các đơn vị tư vấn, ý kiến của các chuyên gia phản biện… Nhờ đó, quy hoạch tỉnh Đắk Lắk bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khoa học, đa chiều, đa lĩnh vực, với những mục tiêu cao hơn, toàn diện, có tính bao quát hơn.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk Đinh Xuân Hà

Theo quy hoạch, Đắk Lắk phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững, toàn diện trên cơ sở tập trung thu hút, huy động nguồn lực để thúc đẩy các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, bao gồm 4 trụ cột tăng trưởng: “Phát triển các sản phẩm nông, lâm sản lợi thế quy mô lớn, chất lượng cao, xuất khẩu lớn; Công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản và sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn; Kinh tế, đô thị, hạ tầng số, hạ tầng thủy lợi; Dịch vụ-logistics-du lịch dựa trên nền tảng số, kinh tế số, xã hội số”.

Tầm nhìn và khát vọng trong quy hoạch tỉnh Đắk Lắk ảnh 1
Theo quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đắk Lắk sẽ phát triển các sản phẩm nông, lâm sản lợi thế quy mô lớn, chất lượng cao, xuất khẩu lớn, nhất là ngành cà-phê.

Đồng thời, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên với không gian xanh-sinh thái-thông minh-bản sắc, cửa ngõ của vùng Tây Nguyên hội nhập với khu vực và quốc tế. Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh kinh tế toàn tỉnh trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nhất là tăng dần kinh tế số. Đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, giảm chênh lệch về phát triển xã hội giữa các khu vực và các nhóm dân tộc trong tỉnh.

Xây dựng hệ thống đô thị thành các cực phát triển với các trung tâm kinh tế, đô thị thông minh; các khu, cụm công nghiệp và dịch vụ; các hành lang phát triển và các vùng chuyên canh. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển, kết nối hệ thống giao thông với các tỉnh lân cận, khu vực và quốc tế bằng đường bộ, đường hàng không hiện có và đường sắt trong tương lai, nhằm gắn kết không gian cao nguyên với không gian ven biển vùng duyên hải.

Đến năm 2050, Đắk Lắk trở thành tỉnh có “Không gian sinh thái-bản sắc-kết nối sáng tạo”. Đắk Lắk là điểm đến yêu thích, đáng sống, an ninh, an toàn; có nền kinh tế điển hình theo mô hình tăng trưởng xanh-tuần hoàn, nằm trong nhóm các tỉnh phát triển của cả nước.

Phát triển kinh tế-xã hội gắn với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố, bảo đảm quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế…

Đến năm 2050, Đắk Lắk trở thành tỉnh có “Không gian sinh thái-bản sắc-kết nối sáng tạo”. Đắk Lắk là điểm đến yêu thích, đáng sống, an ninh, an toàn; có nền kinh tế điển hình theo mô hình tăng trưởng xanh-tuần hoàn, nằm trong nhóm các tỉnh phát triển của cả nước.

Tầm nhìn và khát vọng trong quy hoạch tỉnh Đắk Lắk ảnh 2
Đến năm 2050, thành phố Buôn Ma Thuột sẽ là đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên với không gian xanh-sinh thái-thông minh-bản sắc, cửa ngõ của vùng Tây Nguyên hội nhập với khu vực và quốc tế.

Vị thế phát triển của tỉnh trong cả nước được nâng lên rõ rệt, quy mô kinh tế vươn lên đứng trong nhóm 25 tỉnh đứng đầu cả nước; trong đó tỉnh Đắk Lắk định hình rõ nét các chức năng ở nhiều cấp độ quốc tế, quốc gia, vùng Tây Nguyên. Tập trung phát triển xứng tầm trên một số chức năng riêng có của tỉnh như: thành phố cà-phê thế giới; trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học-công nghệ nông nghiệp quốc tế; trung tâm văn hóa vùng Tây Nguyên; trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học vùng Tây Nguyên và khu vực tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam; trung tâm đô thị vùng Tây Nguyên…

Khát vọng vươn tầm

Cùng tầm nhìn chiến lược, quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 còn thể hiện khát vọng đưa Đắk Lắk vươn tầm đứng vào nhóm các tỉnh đứng đầu cả nước. Để hiện thực hóa khát vọng này, Đắk Lắk quy hoạch phát triển đa chiều, đa ngành, đa lĩnh vực, với những mục tiêu cao hơn, toàn diện, có tính bao quát hơn.

Tầm nhìn và khát vọng trong quy hoạch tỉnh Đắk Lắk ảnh 3

Để hiện thực hóa khát vọng này, Đắk Lắk quy hoạch phát triển đa chiều, đa ngành, đa lĩnh vực, với những mục tiêu cao hơn, toàn diện, có tính bao quát hơn.

Trong đó, tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực quan trọng của tỉnh như: ngành nông nghiệp tổ chức tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.

Phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, bảo đảm chất lượng, phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quốc tế; bảo đảm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn với xây dựng thương hiệu và thị trường tiêu thụ.

Phát triển các khu nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản quy mô lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến gắn với các khâu bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng…

Phát triển ngành công nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Trong đó, tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp, phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn.

Tầm nhìn và khát vọng trong quy hoạch tỉnh Đắk Lắk ảnh 4
Để đạt được mục tiêu đề ra, Đắk Lắk tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp, nhất là sản phẩm cà-phê.

Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành trung tâm công nghiệp chế biến các loại nông sản thế mạnh, đặc hữu của tỉnh Đắk Lắk và vùng Tây Nguyên. Huy động các nguồn lực để phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp…

Phát triển thương mại theo hướng hiện đại, mở rộng liên kết hoạt động thương mại gắn kết với thị trường trong và ngoài nước; gắn kết với phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Phát triển dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy các lợi thế so sánh, đa dạng các loại hình dịch vụ; trong đó, tập trung vào dịch vụ logistics, xúc tiến thương mại, dịch vụ khoa học-công nghệ, dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ kinh tế ban đêm...

Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành địa bàn trung tâm xuất, nhập khẩu nông sản quy mô lớn kết nối chặt chẽ với các cảng biển khu vực ven biển miền trung, Đông Nam Bộ; tham gia sâu vào chuỗi, mạng lưới phân phối hàng hóa nông sản quốc tế. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, bền vững. Tăng cường liên kết và hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh vùng Tây Nguyên và các vùng phụ cận, nhất là vùng Đông Nam Bộ và duyên hải Trung Bộ, với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời gắn với khu vực tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam.

Đối với các ngành, lĩnh vực khác như khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; văn hóa, thể thao; giáo dục-đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; y tế; an sinh xã hội… phát triển toàn diện, tương xứng với phát triển kinh tế, trở thành trung tâm các lĩnh vực của vùng Tây Nguyên.

Tầm nhìn và khát vọng trong quy hoạch tỉnh Đắk Lắk ảnh 5

Cùng phát triển kinh tế, Đắk Lắk sẽ đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội, nhất là ngành giáo dục, y tế trở thành trung tâm của vùng Tây Nguyên.

Gắn liền phát triển kinh tế-xã hội là bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua và sắp tới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là một nội dung rất quan trọng, tạo hành lang pháp lý và thực tiễn nhằm tháo gỡ những bất cập, vướng mắc, điểm nghẽn trước mắt hiện nay.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk Huỳnh Thị Chiến Hòa

Về phương án tổ chức các hoạt động kinh tế-xã hội, tỉnh Đắk Lắk được tổ chức theo cấu trúc không gian “một trọng điểm-ba cực-ba hành lang-ba vùng”.

Trong đó, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột và phụ cận là trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk, vùng Tây Nguyên, đô thị đi đầu trong phát triển các ngành kinh tế mới, chuyển đổi số gắn với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa theo hướng xanh-sinh thái-thông minh-bản sắc.

Đồng thời, tổ chức các cực, các hành lang phát triển, các vùng chuyên canh, các trục liên kết… nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, khơi thông nguồn lực, tạo những bước đột phá, đưa Đắk Lắk phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới.

Tầm nhìn và khát vọng trong quy hoạch tỉnh Đắk Lắk ảnh 6

Cùng với phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững, Đắk Lắk luôn bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk Huỳnh Thị Chiến Hòa cho biết: “Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua và sắp tới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là một nội dung rất quan trọng, tạo hành lang pháp lý và thực tiễn nhằm tháo gỡ những bất cập, vướng mắc, điểm nghẽn trước mắt hiện nay.

Đồng thời, định hướng các mục tiêu, các đột phá, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm hiện thực hóa các mục tiêu và thiết lập tầm nhìn chiến lược, dài hạn về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh của tỉnh đến năm 2050…”.

Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk Võ Đại Huế cho rằng, nội dung quy hoạch tỉnh được nghiên cứu xây dựng chặt chẽ, khoa học và đã được hoàn thiện theo ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định quốc gia. Nội dung quy hoạch đã cụ thể hóa các quy hoạch cao hơn về không gian các hoạt động kinh tế, xã hội, hệ thống đô thị và phân bổ dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, phù hợp tình hình, điều kiện và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh…

Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp ở Đắk Lắk kỳ vọng, sau khi quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhiều điểm nghẽn sẽ được khơi thông như việc cho phép khai thác khoáng sản phục vụ các dự án; giải quyết dứt điểm tình trạng quy hoạch “treo”; xác định rõ quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh… tạo động lực to lớn cho Đắk Lắk “cất cánh” tương xứng với tiềm năng, lợi thế trong thời gian tới.

back to top