Các đại biểu Quốc hội lo ngại khi tình trạng rừng bị thiệt hại vẫn đang tiếp tục xảy ra, trong khi màu xanh của rừng tại một số địa phương vẫn chưa "thực sự bền vững".
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa đạt thỏa thuận với Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC), theo đó sẽ cấp gói tài trợ trị giá khoảng 5 triệu USD cho MRC nhằm tăng cường phối hợp xuyên biên giới về quản lý nước cũng như các tài nguyên liên quan.
Ngày 21/6, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị Phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.
Là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương, những năm qua, hợp tác tài nguyên nước đã đạt được những kết quả cụ thể, đem lại lợi ích cho người dân các nước trong lưu vực.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã bổ sung nội dung bảo đảm an ninh nguồn nước vào nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đồng thời làm nổi bật những nguyên tắc chung, ưu tiên trong quản lý tài nguyên nước.
Đứng trước những thách thức toàn cầu về an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng, về biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực đến môi trường do sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đưa ra thông điệp cho Ngày Lương thực Thế giới (16/10) năm nay là “Nước là cuộc sống, nước là thức ăn. Không để ai bị bỏ lại phía sau!”.
Nhiều nơi trên thế giới đang đối mặt tình trạng khô hạn ở mức nghiêm trọng, đe dọa làm xáo trộn các lĩnh vực kinh tế và ảnh hưởng cuộc sống mưu sinh của người dân. Thúc đẩy mọi quốc gia, mọi người dân bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước là trọng tâm của nhiều hội nghị quốc tế về nước trong thời gian qua, trong đó có Hội nghị Nước Thế giới lần thứ 18 mới diễn ra ở Trung Quốc.
Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) bổ sung Điều 58 quy định về tuần hoàn và tái sử dụng nước thải ở 3 mức độ: khuyến khích áp dụng; có lộ trình áp dụng và bắt buộc áp dụng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của nước mặt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần nghiên cứu, xem xét bổ sung quy định về quan trắc và bảo vệ nước mặt trong dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Ngành nông nghiệp châu Âu đang lao đao trước các hình thái thời tiết cực đoan, từ khô hạn kéo dài cho đến mưa lũ, với sản lượng lương thực sụt giảm. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nghiêm trọng, các quốc gia châu Âu đang nỗ lực tìm giải pháp hỗ trợ nông dân bị ảnh hưởng bởi mùa màng thất thu.
Khẳng định việc điều tiết, quản lý, sử dụng nước bảo đảm hiệu quả rất quan trọng, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ nước trước tình trạng hạn hán, thiếu nước về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa.
Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung công tác quản lý giá cung cấp nước sạch. Hiện nay đang giao cho các doanh nghiệp cấp nước sạch tự lập phương án về giá sau đó trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Nêu rõ vai trò quan trọng của nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt, nước sạch, đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh việc khắc phục các bất cập hiện nay, việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước phải bảo đảm xây dựng chính sách cho thật sự phù hợp, để công tác quản lý tài nguyên nước thật sự hiệu quả.
Tại ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng có hàng trăm công trình nước sạch nông thôn, với tổng số vốn đầu tư nhiều tỷ đồng đang hoạt động kém hiệu quả hoặc bỏ hoang gây nguy cơ lãng phí.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị cần đối chiếu, rà soát quy định giá tính thuế tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về thuế, giá và phải căn cứ vào các yếu tố như: mục đích sử dụng, mức độ khan hiếm của tài nguyên nước, điều kiện khai thác và đặc điểm kinh tế-xã hội của khu vực, lưu vực sông.
Ngày 27/4, tại Vĩnh Phúc, Văn phòng Quốc hội phối hợp Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức Hội thảo “Một số vấn đề về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)”.
Ngày 4/4, tại thủ đô Vientiane, Lào, diễn ra Hội nghị cấp Bộ trưởng chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao của Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4. Hội nghị đã thống nhất dự thảo Tuyên bố chung để đệ trình lên Hội nghị cấp cao diễn ra vào ngày 5/4.
Với vị trí là quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong và phải chịu tác động ngày càng nghiêm trọng do các hoạt động ở thượng nguồn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Việt Nam luôn xác định tầm quan trọng của hợp tác trong Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) và là thành viên tích cực, có trách nhiệm, thúc đẩy hợp tác với các nước trong Ủy hội cũng như với các đối tác quốc tế trong thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995.
Thông điệp của Ngày Khí tượng thế giới 23/3 năm nay là “Tương lai của thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước qua các thế hệ”. Hưởng ứng sự kiện này, Việt Nam đưa ra chủ đề "Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau".
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, tích trữ, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý...
Trong canh tác nông nghiệp, yếu tố dự báo thời tiết đóng vai trò gần như quyết định sống còn cho nền kinh tế của đất nước suốt 4.000 năm qua. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài viết của Nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông Nguyễn Quang Minh đưa ra những lưu ý về tổng kết của người xưa khi dự báo rằng, năm Quý Mão 2023 là một năm lạnh, năm bất cập vận khí thuộc Hỏa nhưng tính của Thủy khí có tầm ảnh hưởng lớn trong suốt 4 mùa.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 27/12/2022 phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngày 16/9, tại Trụ sở Chính phủ, Hội đồng thẩm định Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 25/8, tại châu tự trị Tây Song Bản Nạp, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã diễn ra tọa đàm hợp tác Mê Công-Lan Thương với chủ đề Nâng cao chất lượng và thúc đẩy nâng cấp hợp tác Mê Công-Lan Thương trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, ngày 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị cấp cao lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về Nước.