Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dự báo cả năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 7,2 tỷ USD - con số kỷ lục từ trước tới nay, cao hơn 1,6 tỷ USD so với năm 2023. Bước nhảy vọt này đang mở ra chặng đường phát triển mới cho ngành hàng rau quả trong những năm tiếp theo trên hành trình hướng tới kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD.
Ngày 27/9, trong chương trình xúc tiến thương mại tại triển lãm Công nghiệp trái cây và rau quả quốc tế Quảng Châu (Trung Quốc), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex), đại diện cho ngành dừa Việt Nam, đã ký kết các Biên bản ghi nhớ việc hợp tác chiến lược với các tổ chức, hiệp hội đầu ngành về trái cây và dừa của Trung Quốc.
Tỉnh Tiền Giang có vùng nguyên liệu dồi dào, với trên 85.000ha cây ăn quả, sản lượng khoảng 1,8 triệu tấn/năm; diện tích rau màu gần 55.000ha, sản lượng trên 1 triệu tấn/năm và sản lượng tôm trên 200.000 tấn các loại/năm… Hiện, địa phương có trên 500 doanh nghiệp chuyên xay xát, chế biến lúa gạo tiêu dùng và xuất khẩu; 14 nhà máy chế biến trái cây đang hoạt động, với công suất 700.000 tấn/năm; 19 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu có quy mô khá, với tổng công suất gần 160.000 tấn/năm.
Tại Trà Vinh và một số tỉnh miền tây, việc canh tác dừa không chỉ là nguồn thu nhập chính cho nhiều nông dân mà còn góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế địa phương. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính, mô hình trồng dừa phát thải thấp đang trở thành giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường.
Khi những cơn mưa dầm cuối tháng 5 âm lịch đổ xuống vườn dừa bạt ngàn cũng là mùa nấm mối mọc rộ ở Bến Tre. Người dân xứ dừa lại bắt đầu thu hoạch đặc sản được thiên nhiên ban tặng mà mỗi năm chỉ xuất hiện một lần, kéo dài khoảng hai tháng trong mùa mưa…
Phát triển kinh tế tập thể luôn là mục tiêu xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển khu vực kinh tế tập thể rất lớn nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã tiếp cận được các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất cả nước với hơn 78.000 ha. Những năm gần đây, Bến Tre tập trung xây dựng vùng nguyên liệu dừa bền vững bằng cách phát triển chuỗi giá trị cây dừa nhằm tăng lợi nhuận, thu nhập cho nông dân…
Tỉnh Trà Vinh hiện có 772ha dừa sáp, 65ha dừa sáp cấy phôi tập trung chủ yếu ở các huyện Cầu Kè, Châu Thành. Trái dừa sáp bán tại vườn giá từ 80.000 đồng đến 140.000 đồng/trái, hiệu quả kinh tế cao gấp 10-15 lần so với trồng dừa ta, dừa dâu…
Những nông sản chân chất từ củ khoai môn, trái dừa, quả thanh long… đã được nhiều doanh nghiệp nghiên cứu, “biến hóa” thành món ăn “sang-xịn” như kem, nước uống, bánh tráng, bún phở…, và bán ở những cửa hàng sang trọng, siêu thị nước ngoài.
Tỉnh Bến Tre là thủ phủ dừa của cả nước với diện tích hơn 77 nghìn ha, sản lượng khoảng 600 triệu quả/năm. Mấy tháng gần đây, giá dừa xuống thấp kỷ lục, khiến hàng chục nghìn nông hộ sống nhờ vào cây dừa lâm vào cảnh khó khăn.