Tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp được coi là “mắt xích” quan trọng, kết nối gần 10 triệu hộ nông dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất với doanh nghiệp. Chủ trương của Đảng, Nhà nước xác định việc tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã là giải pháp quan trọng để đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hàng hóa, quy mô lớn và hiện đại.
Hiện nay, kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) luôn hỗ trợ người dân sản xuất cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản. Ðã có nhiều HTX nông nghiệp phát triển bền vững nhờ ban quản trị khéo léo, biết khai thác sức mạnh nội tại kết hợp với nguồn lực bên ngoài vì lợi ích chung của thành viên. Ðó chính là tư duy đột phá, sẵn sàng thay đổi để thích ứng với những biến động thị trường.
Thời gian qua, Sở Công thương tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, qua đó tạo nên những chuyển biến đáng ghi nhận ở nhóm các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực này.
Trong năm 2024, kinh tế tập thể và hợp tác xã tại Nghệ An đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, nhất là sau hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Luật Hợp tác xã sửa đổi năm 2023. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều dấu hiệu tích cực, nhưng thực tế sự phát triển của khu vực này vẫn còn không ít thách thức cần được giải quyết để phát huy hết tiềm năng.
Ngày 5/12, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức họp báo về Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã, trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024 và một số hoạt động của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Thực hiện Đề án “Hỗ trợ Hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030", các cấp hội phụ nữ trong tỉnh Hà Nam đã tích cực triển khai hỗ trợ các hội viên phụ nữ đăng ký thành lập mô hình HTX. Tính đến tháng 11/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong tỉnh Hà Nam đã hướng dẫn, hỗ trợ thành lập 33 HTX do hội viên phụ nữ quản lý, trong đó có 6 HTX đạt chuẩn OCOP.
Kinh tế tập thể, nòng cốt là các hợp tác xã đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thông qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển tại các vùng nông thôn.
Những năm qua, hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết vùng, kết nối tiêu thụ sản phẩm các Hợp tác xã giữa Hà Nam với các tỉnh, thành phố trong cả nước được triển khai tích cực góp phần tăng cường giao thương sản phẩm, hàng hóa; thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa trên thị trường. Nhiều sản phẩm có thế mạnh, đặc sản của Hà Nam và các địa phương, vùng miền (OCOP) đã được quảng bá rộng rãi, được đưa vào các kênh phân phối hiện đại được người tiêu dùng đón nhận.
Chiều 18/9, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA) phối hợp Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Halieus (Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Italia trực thuộc Liên đoàn Hợp tác xã quốc gia Legacoop) tổ chức cuộc họp khởi động dự án "Thanh niên trong các Hợp tác xã là chủ thể của chuyển đổi số tại cộng đồng địa phương - YOUCOOL”.
Giúp nhau cùng tiến bộ, phát triển là một trong những mục tiêu được các cấp hội phụ nữ tỉnh Cà Mau duy trì nhiều năm qua bằng những cách thức thiết thực, giúp nhiều hội viên vùng nông thôn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, sự hỗ trợ tích cực của các cấp hội phụ nữ đã giúp chị em tự tin vươn lên, tạo lập được kinh tế cho gia đình, tham gia hiệu quả trên các mặt trận phát triển kinh tế-xã hội địa phương, góp phần vào công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Trong 12 năm (2012-2024) thực hiện Đề án "Thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Ninh Thuận", đến nay, tổng vốn cho vay lũy kế, quay vòng của quỹ này đạt hơn 71 tỷ đồng/245 dự án/2.693 lượt hộ vay (bình quân cho vay khoảng 289 triệu đồng/dự án và hơn 26,3 triệu đồng/hộ), đã giúp cho hàng nghìn hội viên, nông dân mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Chiều 12/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa hai bên giai đoạn 2024-2027 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế tập thể.
Tối 29/7, Hội nghị Thượng đỉnh Nữ lãnh đạo Hợp tác xã khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Hội nghị được tổ chức với chủ đề: “Trao quyền lãnh đạo: Định hướng tương lai của hợp tác xã do phụ nữ làm chủ”.
Thời gian qua, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ được triển khai đã giúp khu vực kinh tế tập thể của tỉnh Hậu Giang có sự chuyển biến tích cực, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Ngày 28/5, Tỉnh ủy Bến Tre có buổi làm việc với Liên minh Hợp tác xã về tình hình, kết quả phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; hoạt động của Liên minh Hợp tác xã và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
Những năm qua, kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, còn nảy sinh một số bất cập, hạn chế cần giải quyết. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của khu vực này còn gặp nhiều khó khăn do chưa đáp ứng các điều kiện, yêu cầu vay vốn tối thiểu,...
Ngày 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2024 với chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”. Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đã dự và phát biểu tại Diễn đàn.
Phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã có nhiều trợ lực nhằm tạo đòn bẩy giúp các loại hình kinh tế tập thể ở địa phương phát triển thực chất, bền vững…
Việt Nam đang ở mức rất thấp về tỷ lệ hợp tác xã trên dân số. Cần phải đẩy mạnh phát triển hợp tác xã bên cạnh doanh nghiệp, khơi dậy tinh thần kinh doanh, khả năng sáng tạo, sự năng động của cả quốc gia, đặc biệt là thế hệ trẻ, để biến những ý tưởng mới, những sáng chế mới thành hàng hóa, từ đó tạo ra của cải vật chất mới cho xã hội.
Sáng 5/4, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động HTX và các tổ chức kinh tế tập thể”.
Ngày 29/3, tại Ninh Bình, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức hội nghị phát động Tháng hành động vì Hợp tác xã của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam năm 2024, với chủ đề “Vì sự phát triển bền vững của hợp tác xã”.
Chiều 29/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau thống nhất thông qua Đề án phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024-2030, đồng thời phát động phong trào thi đua thực hiện Đề án phát triển kinh tế tập thể năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Ngày 28/3, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam công bố thông tin về "Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024" lần đầu tiên được tổ chức trong phạm vi cả nước; trong đó, cao điểm các sự kiện sẽ diễn ra chính thức từ ngày 29/3 đến 29/4.
Kỳ họp đột xuất của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã thông qua 11 dự thảo nghị quyết thuộc các lĩnh vực kinh tế, ngân sách đầu tư công, phát triển kinh tế tập thể.
Phát triển kinh tế tập thể luôn là mục tiêu xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển khu vực kinh tế tập thể rất lớn nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã tiếp cận được các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có khoảng 189 hợp tác xã và 472 tổ hợp tác, với 12.282 thành viên và 5.029 người lao động làm việc thường xuyên.
Thời gian qua, nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) đã cơ bản thay đổi từ cấp ủy, cơ quan, đoàn thể và trong nhân dân. Tại Lâm Đồng, số lượng và chất lượng HTX, tổ hợp tác ngày càng phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động; quy mô ngày càng lớn, hoạt động trong nhiều ngành nghề. Phương thức hoạt động, sản xuất, kinh doanh của kinh tế hợp tác đã thay đổi phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu thị trường.
Kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) được xem là chìa khóa góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới hiệu quả. Tuy nhiên, để phát huy thế mạnh của mô hình này một cách toàn diện, cần có thêm những chính sách đột phá, các công cụ hỗ trợ.
Ngày 25/12, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với chủ đề “Giải pháp thúc đẩy thực hiện Nghị định 45/2021/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã”. Đồng chí Cao Xuân Thu Vân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì Hội nghị.