Kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19/12/1946 ở Hà Nội, cuộc ra đi để lại đô thành “nghi ngút khói sau lưng” sau đó đã ngay lập tức dấy lên một cảm thức hướng tới ngày trở về trong những người đi kháng chiến và tản cư. “Ngày về” đã trở thành từ khóa cho những bài ca thời kháng chiến chống Pháp, đặc biệt tô đậm hình ảnh Hà Nội, nơi còn lưu giữ ấn tượng về một thời khắc nước Việt Nam tuyên bố độc lập chưa xa. Dòng chảy những bài hát này có khi băng băng như sông Hồng cuồn cuộn, có khi tinh tế như con suối róc rách tâm tư của những người đi kháng chiến ở rừng núi dõi mắt về Thủ đô.
Là người nghiên cứu sâu lịch sử chiến tranh, lịch sử quân đội của Việt Nam, Lady Borton đã có dịp tiếp xúc với nhiều cựu chiến binh Sư đoàn Quân tiên phong, Trung đoàn Thủ Đô, Tiểu đoàn Bình Ca... Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2004), Lady Borton đã viết bài này trên báo Vietnam News (tiếng Anh).
Là người thực hiện chương trình khai mạc “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” với chủ đề “Dấu son Hà Nội”, đạo diễn Phạm Hoàng Giang đã gửi tình yêu của mình với thành phố mà mình đã gắn bó cả cuộc đời. Với anh, đây là dịp anh được “trả ơn” với Hà Nội, nơi anh sống, yêu và biết ơn vì đã cho anh cuộc sống, sự nghiệp như ngày hôm nay.
Cùng với những ca khúc khải hoàn, Ngày Giải phóng Thủ đô cũng đem lại những cảm xúc thăng hoa cho các nhà thơ, nhà văn, từ đó có những áng thơ văn mang tính biểu tượng, còn lại mãi với thời gian, và cũng có những vần thơ “tiên đoán” trước ngày giải phóng.
Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến luôn là cảm hứng sáng tác vô tận cho các văn nghệ sĩ. Đặc biệt, những năm tháng chiến tranh, trước và sau ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, đã để lại dấu ấn trong hàng trăm tác phẩm nghệ thuật ở mọi thể loại, trong đó có âm nhạc. Nhiều tác phẩm đã trở thành bất hủ, thậm chí thành biểu tượng của Hà Nội.
Hướng về dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, phải kể đến giá trị to lớn, lâu dài của kho tàng các ca khúc cách mạng, được sản xuất và lưu trữ từ khi thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1945 cho đến nay.
Dù trong hoàn cảnh gian khó, thiếu thốn song giới văn nghệ, nhạc sĩ Thủ đô đã trải qua giai đoạn hoạt động âm nhạc nghệ thuật hết sức sôi nổi. “Ngoài những bài hát Chiến thắng Điện Biên, Tiến về Hà Nội… các em nhỏ ở các phố vẫn ca múa Mí đồ đồ, múa sạp, múa vui sản xuất…” Thời Nay xin trích lược một số hoạt động âm nhạc trước và sau ngày giải phóng Thủ đô được nhắc đến trong khối tài liệu của nhạc sĩ Minh Tâm, để độc giả có được cái nhìn khái quát về sức sống và các hoạt động đặc sắc, đầy ý nghĩa của các nhạc sĩ, nhạc công trong một giai đoạn quan trọng của lịch sử dân tộc.
Con đường số phận đã đưa nhà mỹ học trẻ Nguyễn Ðình Thi lao mình vào cuộc sống cách mạng và chiến đấu với những xúc cảm to lớn về nhân dân, đất nước. Một tài năng đặc biệt đã bừng dậy trong ông. Bao nhiêu năm qua, bài Diệt phát xít đã trở thành nhạc hiệu của Ðài Phát thanh tiếng nói Việt Nam; bài Người Hà Nội là nhạc hiệu của Ðài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Và không chỉ có vậy...
Vào một buổi chiều tối rét buốt, Văn Cao ra khỏi nhà, đi từ phố Ga sang phố Hàng Bông, rồi sang Bờ Hồ. Dưới ánh điện vàng nhợt, ông thấy một bé gái chừng hơn mười tuổi không mảnh vải che thân ngồi lặng phắc bên lề đường. Ông đau đớn nhận ra em bé đã chết.