Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức Nguyễn Kỳ Phùng giới thiệu những nội dung cơ bản của City Tết Fest Thủ Đức 2025.

Thành phố Thủ Đức lần đầu tổ chức lễ hội chào đón năm mới

Nhân dịp kỷ niệm 4 năm thành lập thành phố Thủ Đức (1/1/2021-1/1/2025); kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và mở đầu cho chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp Vietnam Brand Purpose (tổ chức tư vấn chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam và các thương hiệu Việt Nam toàn cầu) tổ chức Lễ hội chào đón năm mới lần thứ nhất - City Tết Fest Thủ Đức 2025.
Việc phát triển bãi giữa sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với “thành phố” ven sông Hồng. Nguồn ảnh | TL

“Chìa khóa” nào cho các đô thị ven sông?

“Quay mặt ra sông”, “vẽ lại mặt tiền mới”, “đánh thức dòng sông giữa thành phố”… Nhiều cụm từ tương tự đang được nhắc tới thời gian qua, khi việc khai thác, cải tạo các dòng sông gắn liền với mỗi thành phố dần trở thành xu thế mới. Nhưng hành trình tái cấu trúc để biến không gian mỗi con sông thành một phần của “cơ thể đô thị” lại luôn là bài toán không đơn giản. 
Trồng cây xanh tại Lễ ra quân chiến dịch tình nguyện hè 2024. (Ảnh Thành đoàn Thành phố)

Sức trẻ mùa hè xanh

Từ chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè năm 1994, đến nay, tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng nên những hoạt động tình nguyện uy tín, có dấu ấn trong xã hội. Đó là các chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, Hoa phượng đỏ, Kỳ nghỉ hồng, Hành quân xanh và các chương trình Tiếp sức mùa thi, Gia sư áo xanh.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương và Ban Tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội thuyền tham dự giải.

Bình Dương: Tổ chức Giải Đua thuyền truyền thống trên sông Sài Gòn

Ngày 28/4, tại đoạn sông Sài Gòn cạnh Công viên Bạch Đằng, thành phố Thủ Dầu Một, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một tổ chức Giải Đua thuyền truyền thống tỉnh Bình Dương năm 2024 với sự tham dự của 9 đội thuyền đến từ các huyện, thành phố thuộc tỉnh.
Quy hoạch hạ tầng ven sông Sài Gòn sẽ tạo ra bộ mặt đô thị mới, phát huy lợi thế về mọi mặt cho Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh THÀNH ÐẠT)

Tận dụng lợi thế phát triển kinh tế ven sông Sài Gòn

Quy hoạch tuyến đường ven sông Sài Gòn kỳ vọng sẽ mở ra không gian phát triển mới, mang tính đột phá nhằm tận dụng lợi thế khai thác tiềm năng to lớn của con sông dài gần 80 km chảy qua địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung này vừa được Liên danh tư vấn báo cáo, lấy ý kiến chuyên gia góp ý cho đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh ký kết Biên bản thỏa thuận tài trợ xây dựng Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn với Nutifood.

Nutifood ký kết tài trợ cầu qua sông Sài Gòn hơn 1.000 tỷ đồng

Sáng 4/12, đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood và Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức ký kết Biên bản thỏa thuận tài trợ xây dựng Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn được xem là một trong những biểu tượng mới của thành phố trong tương lai.
Các đại biểu dự Hội thảo: “Ảnh hưởng của tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 đến tiềm năng phát triển du lịch khu vực Cảng Sài Gòn”. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Quy hoạch cầu Thủ Thiêm 4 cần gắn với phát huy lợi thế sông nước

Làm thế nào để cách tiếp cận “thiết kế và tĩnh không” cầu Thủ Thiêm 4 đặt vị trí cây cầu trên tổng thể của cả dòng sông Sài Gòn, cụ thể là khu vực cảng Nhà Rồng-Khánh Hội nhằm vừa không đánh mất giá trị về lịch sử, văn hóa vừa gắn với mục tiêu phát triển xứng tầm nền kinh tế sông nước hàng trăm năm của Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề được bàn luận, trăn trở, kỳ vọng mà các chuyên gia về quy hoạch, lịch sử, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nêu ra tại hội thảo “Ảnh hưởng của tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 đến tiềm năng phát triển du lịch khu vực cảng Sài Gòn” do Báo Nhân Dân tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/8.
[Ảnh] Hội thảo “Ảnh hưởng của tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 đến tiềm năng phát triển du lịch khu vực Cảng Sài Gòn”

[Ảnh] Hội thảo “Ảnh hưởng của tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 đến tiềm năng phát triển du lịch khu vực Cảng Sài Gòn”

Chiều 18/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “Ảnh hưởng của tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 đến tiềm năng phát triển du lịch khu vực Cảng Sài Gòn”, do Báo Nhân Dân tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của đông đảo kiến trúc sư, chuyên gia kinh tế, đô thị, nhà quản lý.
Ảnh hưởng của tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 đến phát triển du lịch khu vực Cảng Nhà Rồng

Ảnh hưởng của tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 đến phát triển du lịch khu vực Cảng Nhà Rồng

Thông tin về việc cầu Thủ Thiêm 4 được thiết kế với tĩnh không thông thuyền ít nhất đạt 10m, cao nhất có thể lên tới 45m đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, du lịch cũng như các chuyên gia, nhà quản lý. Với vị trí hạ lưu, đón tàu lớn từ biển vào, việc “nới tĩnh không” cầu Thủ Thiêm 4 được kỳ vọng sẽ là lời giải cho bài toán phát triển lâu dài của nền “kinh tế sông nước” của Thành phố Hồ Chí Minh.
[Infographic] 5 cây cầu vượt sông Sài Gòn sang Thủ Thiêm

[Infographic] 5 cây cầu vượt sông Sài Gòn sang Thủ Thiêm

Theo quy hoạch, có 5 cây cầu vượt sông Sài Gòn nối trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hai câu cầu đã hoàn thành là cầu Thủ Thiêm (cầu Thủ Thiêm 1) và cầu Ba Son (cầu Thủ Thiêm 2); cầu Thủ Thiêm 3, cầu Thủ Thiêm 4 và cầu đi bộ cũng nằm trong quy hoạch, trong đó, cầu Thủ Thiêm 4 đang được Thành phố Hồ Chí Minh lấy ý kiến về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Chú trọng quản lý, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải thành phố, toàn thành phố có 291 dự án khu dân cư không còn chủ đầu tư (chủ đầu tư giải thể, không còn pháp nhân) khiến công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật gần như bị lãng quên. Người dân sinh sống ở các khu dân cư đó chỉ biết “chịu trận” chứ không biết kêu ai.