Việc tận dụng phụ phẩm rơm rạ sau thu hoạch lúa để phục vụ sản xuất đang mở ra tiềm năng phát triển kinh tế cho nhà nông. Thực tế cho thấy, người dân không chỉ tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có mà còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường...
Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vừa có văn bản đề nghị các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường vận hành công trình thủy lợi lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh.
Không được cấp kinh phí, không có trụ sở và cũng không có tư cách pháp nhân, vậy nhưng mô hình hoạt động Tổ khuyến nông cộng đồng đã và đang khẳng định tầm quan trọng trong liên kết, đồng hành với nông dân, sản xuất nông nghiệp. Hoạt động của mô hình nêu trên góp phần quan trọng giúp nông dân sắp xếp lại sản xuất theo định hướng phát triển bền vững, nâng cao thu nhập.
Chính phủ Lào đặt mục tiêu trong năm 2025 sẽ tăng cường sản xuất nông nghiệp, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm trong nước sản xuất được. Trọng tâm sẽ được đặt vào việc sản xuất hàng hóa chất lượng phục vụ xuất khẩu và khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trong nước.
Trong bối cảnh thời tiết diễn biến phức tạp và ảnh hưởng dịch bệnh tại một số địa phương; kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2024 trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch đề ra .
Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 63.700 ha cùng ưu thế về đất đai, khí hậu, nguồn nước, huyện Cư M'gar đi đầu về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk. Nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, từng bước hình thành và phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.
Sau hơn 4 năm triển khai, bản tin “Thời tiết nông vụ” tại đồng bằng sông Cửu Long đã có những kết quả đáng ghi nhận trong cung cấp thông tin dự báo thời tiết và khuyến cáo nông nghiệp tới nông dân địa phương. Hai đơn vị triển khai bản tin mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm cũng như đẩy mạnh hợp tác giữa các bên liên quan để đưa thông tin dịch vụ khí hậu đến gần hơn với người nông dân.
Thời gian qua, tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều start-up đã lựa chọn con đường khởi nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản có sẵn tại địa phương. Các sản phẩm này phần lớn được khách hàng đón nhận. Tuy nhiên, để phát triển thương hiệu bền vững, cần được sự hỗ trợ từ nhiều cấp, ngành.
Bắc Trung Bộ là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng và thiệt hại bởi thiên tai, trong đó, nhiều nhất là bão, lũ lụt và ngập úng. Thời gian qua, các tỉnh trong khu vực thực hiện nhiều mô hình, cách thức sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu để bảo đảm đời sống người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.
Đồng bằng sông Cửu Long có đất đai màu mỡ, nguồn nước ngọt dồi dào, giúp cho canh tác lúa và nhiều cây trồng khác rất hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau, tài nguyên đất bị ảnh hưởng. Nâng cao chất lượng đất sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề cấp bách tại khu vực.
Vừa qua, ảnh hưởng của bão số 3 đã gây mưa lớn khiến nhiều địa phương khu vực phía bắc bị ngập úng làm thiệt hại hàng trăm nghìn ha lúa, rau màu của bà con nông dân. Mưa lớn kéo dài cũng gây sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại hầu hết các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ, nhất là tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng... Hiện nay, các bộ, ngành, địa phương và bà con nông dân đang khẩn trương khôi phục sản xuất.
Bão lũ vừa qua gây thiệt hại lớn đối với hạ tầng kinh tế-xã hội, nhà ở, sản xuất, đời sống người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngay sau bão lũ, tỉnh Thái Nguyên đã huy động tổng lực khắc phục hậu quả; đã hỗ trợ đợt 1 và chuẩn bị hỗ trợ đợt 2 để các địa phương, các ngành trong tỉnh khẩn trương khắc phục về nhà ở, sản xuất, hạ tầng.
Thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, tổng thiệt hại do bão số 3 gây ra ước tính khoảng 450 tỷ đồng. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đang tiếp tục đánh giá và tính thiệt hại để có số liệu tổng hợp cuối cùng.
Trong đợt mưa lũ kéo dài nhiều ngày qua khiến hàng nghìn ha diện tích lúa mùa và hoa màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Nam bị thiệt hại nặng nề. Trong đó, riêng huyện Thanh Liêm có khoảng 250ha lúa của xã Vùng Tây sông Đáy bị mất trắng 100%.
Tối 31/8, tại thị trấn Phước An, Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Sầu riêng Krông Pắc - phát triển và hội nhập”.
Những ngày này, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị chuẩn bị kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh (25/8/1954-25/8/2024). Niềm vui như được nhân lên khi Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định công nhận Vĩnh Linh đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2024.
Nông nghiệp Việt Nam sẽ không thể tiếp tục cạnh tranh trên cơ sở chi phí thấp, thâm dụng lao động và dựa vào tài nguyên; cần phải thay đổi tư duy trong phát triển nông nghiệp, đó là chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Hình ảnh những chiếc máy cuốn rơm trên cánh đồng lúa sau vụ thu hoạch đã dần trở nên quen thuộc với nông dân Bắc Ninh. Với việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, những chiếc máy cuốn rơm là giải pháp tối ưu trong xử lý rơm rạ sau thu hoạch, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Hợp tác nghiên cứu, chuyển giao sản phẩm khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân luôn là mục tiêu xuyên suốt của ngành nông nghiệp trong nhiều năm qua. Mặc dù vậy, vấn đề làm thế nào để thúc đẩy các nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn sản xuất vẫn là niềm trăn trở của các chuyên gia ngành nông nghiệp.
Sáng 25/6, tại tỉnh Xaysomboun, Lào, đã diễn ra Lễ khánh thành và bàn giao Dự án Xây dựng 4 hệ thống thủy lợi tại hai huyện Anouvong và Thathom thuộc địa bàn tỉnh. Dự án được thực hiện từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào với tổng mức đầu tư khoảng 159,29 tỷ đồng.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 5 tháng đầu năm 2024, sản xuất trồng trọt nói chung và sản xuất lúa nói riêng đạt kết quả thắng lợi và bảo đảm kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, dự báo thời gian tới, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, mưa, bão tiếp tục có diễn biến bất thường ảnh hưởng lớn đến sản xuất, cần chủ động các giải pháp nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho xuất khẩu.
Hàng năm, trên địa bàn cả nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp của các địa phương. Vì vậy, việc áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước góp phần hạn chế những tác động này đối với cây trồng.
Cà Mau có ba mặt giáp biển, là nơi chịu nhiều tác động bất lợi từ các hình thái cực đoan của biến đổi khí hậu, nhất là ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Trong bối cảnh ấy, các cấp chính quyền và nhà nông địa phương đã chủ động thay đổi tư duy sản xuất để thích ứng linh hoạt trước thiên nhiên.
Chiều 13/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hoà Bình để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua, thảo luận phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; xem xét giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.
Tỉnh Bến Tre đang tập trung thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị sản phẩm nhằm từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Bước đầu, tỉnh đã hình thành một số chuỗi giá trị như dừa, trái cây, hoa kiểng… mang lại hiệu quả cao, giúp nông dân tăng lợi nhuận.
Từ đầu năm nay, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận không có nước sản xuất, thậm chí nhiều vùng không có nước sinh hoạt. Thực trạng đó đang cần những giải pháp quyết liệt từ chính quyền và các đơn vị chức năng để giúp người dân ổn định cuộc sống.
Trong sản xuất nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật giúp phòng, trừ sâu bệnh gây hại, tăng năng suất, sản lượng, bảo quản nông sản. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe con người, chất lượng nông sản và môi trường.
Theo thông tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tượng El Nino có khả năng còn kéo dài đến hết mùa xuân năm 2024. Hơn 3 tháng nay, khu vực Tây Nguyên Kon Tum: Kịp thời dập tắt vụ cháy gần 6ha mía chưa xuất hiện cơn mưa nào khiến cho nhiều địa phương ở Gia Lai xuất hiện tình trạng thiếu nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân.
Sau 5 năm triển khai, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người dân nông thôn; đồng thời góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trở thành nguồn nội lực quan trọng trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong nông, thủy sản luôn được quan tâm bởi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng mà còn liên quan, tác động đến hiệu quả sản xuất và thương hiệu sản phẩm. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong nông sản, thủy sản luôn được các doanh nghiệp, hợp tác xã và cá nhân ở tỉnh Quảng Bình chú trọng thực hiện, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.