Tiếp tục đà tăng từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trong quý III/2024 tăng trưởng tích cực hơn quý trước với giá trị tăng thêm ước đạt 9,59% so với cùng kỳ năm 2023, là mức gần cao nhất trong giai đoạn từ năm 2012 trở lại đây (chỉ sau mức tăng 9,93% của quý III/2017).
Bất chấp nhiều bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định, mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á.
Ngày 6/10, Tổng cục Thống kê công bố số liệu cho thấy, trong tháng 9/2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước, phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng đáng kể ở nhiều lĩnh vực.
Từ đầu năm 2024 đến nay, sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục phục hồi tích cực. Ước tính 7 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,2% so cùng kỳ năm 2023.
Là trung tâm sản xuất công nghiệp lớn với sản lượng hàng hóa xuất khẩu luôn đứng thứ tư cả nước, thời gian vừa qua, tỉnh Thái Nguyên và cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực khôi phục, phát triển sản xuất công nghiệp; đồng thời sản xuất sản phẩm mới, nâng cao chất lượng hàng hóa, duy trì và tìm kiếm thị trường nên giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ đầu năm đến nay tăng cao.
Cục Thống kê tỉnh Nam Định cho biết, sản xuất công nghiệp tháng 5/2024 của tỉnh tăng 13,44% so với cùng kỳ năm 2023; 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 13,72% so cùng kỳ năm trước-mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay.
Kết quả khảo sát công bố ngày 2/3 cho thấy, hoạt động sản xuất nói chung ở khu vực đồng euro tiếp tục diễn biến theo chiều đi xuống trong tháng 3/2024, khi suy giảm với tốc độ nhanh hơn so với tháng trước đó, song đã có dấu hiệu phục hồi ở Italia và Tây Ban Nha.
Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội quý I/2024 do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi và có sự thay đổi đáng kể trong phát triển kinh tế của các địa phương.
Hoạt động sản xuất công nghiệp ở nhiều nền kinh tế châu Á suy yếu trong tháng 3/2024, nhưng một số dấu hiệu sáng sủa hơn được ghi nhận ở Trung Quốc và Hàn Quốc cho thấy một bức tranh hỗn hợp về một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Năm 2023, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các đơn vị thành viên đã phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức. Với sự linh hoạt triển khai đồng bộ các giải pháp đã giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 50.362 tỷ đồng; doanh thu cộng hợp đạt 55.286 tỷ đồng (là năm có doanh thu cao thứ 2 sau năm 2022); lợi nhuận đạt 3.277 tỷ đồng; nộp ngân sách đạt 1.922 tỷ đồng...
Ngày 24/11, tại Hậu Giang, khối thi đua các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế miền Tây Nam Bộ tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2023.
Ngày 17/11, đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp đã tham gia Hội nghị kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội với các viện nghiên cứu, trường đại học năm 2023 do Sở Công thương Hà Nội tổ chức.
Trong báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và tám tháng năm 2023 được công bố sáng 29/8, Tổng cục Thống kê nhận định nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế tiếp tục duy trì xu hướng tích cực hơn so tháng trước và so cùng kỳ.
Sáu tháng đầu năm 2023, sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội chỉ tăng 2,3%, trong khi mục tiêu kế hoạch năm nay là từ 7,5 đến 8%. Điều này đặt ra nhiệm vụ và thách thức lớn với ngành công nghiệp trong những tháng cuối năm để có thể đạt được mức tăng trưởng đã đề ra.
Chiều 28/6, Cục Thống kê thành phố Hà Nội đã công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2023. Kinh tế Thủ đô tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn.
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên hằng năm đạt hơn 900 nghìn tỷ đồng, đứng thứ tư cả nước. Tuy nhiên, những ngày vừa qua, sản lượng điện cung ứng cho tỉnh Thái Nguyên sụt giảm dẫn đến thiếu điện phục vụ sản xuất công nghiệp.
Ngày 19/5, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 5/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế-đô thị 3 vùng của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 5/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang về phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Ngày 17/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô (91 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Sở Công thương Hà Nội đã khai mạc “Hội chợ sản phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị và tự động hóa Hà Nội năm 2023”.
Ðể thu hút các nhà đầu tư lớn trên thế giới trong bối cảnh sân bay quốc tế Long Thành và hàng loạt dự án giao thông trọng điểm đang triển khai trên địa bàn, tỉnh Ðồng Nai đang nỗ lực tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng phần diện tích đất còn lại của các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, đồng thời triển khai xây dựng thêm 8 khu công nghiệp mới theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Sáng 14/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị công bố quyết định điều động và bổ nhiệm đồng chí Vương Trinh Quốc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sa Pa giữ chức Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai.
Tiếp tục đà phục hồi 2 tháng cuối năm 2021, từ đầu năm 2022 đến nay, kinh tế Đồng Nai tiếp tục khởi sắc. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 5%, xuất siêu đạt hơn 1,5 tỷ USD.
Sau khoảng thời gian gặp nhiều khó khăn do tác động từ đại dịch Covid-19, sản xuất công nghiệp nhanh chóng thích ứng trạng thái bình thường mới để hồi phục mạnh mẽ. Thời gian tới, dự báo phát triển công nghiệp tiếp tục diễn ra trong bối cảnh thuận lợi và thách thức đan xen, nhất là trước diễn biến của dịch bệnh. Song với đà phục hồi từ cuối năm 2021, các chuỗi sản xuất được duy trì sẽ mở ra nhiều triển vọng cho hoạt động sản xuất công nghiệp.
Khẩn trương xây dựng các phương án phòng, chống dịch Covid-19 trong các khu công nghiệp, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, ảnh hưởng đến kinh tế. Trong trường hợp cần thiết, báo cáo Quốc hội phương án bổ sung nguồn lực để đẩy mạnh mua, phổ biến vaccine... là những giải pháp được tính đến nhằm thực hiện “mục tiêu kép” trong những tháng cuối năm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố sáng 29-5, trừ các hoạt động khai khoáng, sản xuất các sản phẩm chủ yếu vẫn duy trì đà tăng trưởng khá, bấp chấp dịch Covid-19 tấn công các khu công nghiệp tại Bắc Ninh và Bắc Giang.