Sản phẩm cây cỏ ngọt của Hợp tác xã Nông nghiệp-Du lịch trải nghiệm Kon Tu Rằng mang lại giá trị kinh tế cao.

Kon Tum bảo tồn, trồng dược liệu dưới tán rừng

Tỉnh Kon Tum có hơn 63% đất tự nhiên là rừng và đất lâm nghiệp. Cũng như các tỉnh Tây Nguyên, rừng ở Kon Tum có giá trị lớn về sinh học, nguồn gen, dịch vụ môi trường rừng với nhiều loài động, thực vật đa dạng; trong đó, nhiều loài lâm sản có tính dược liệu cao, trữ lượng lớn đem lại giá trị kinh tế. Việc bảo tồn, phát triển dược liệu dưới tán rừng được tỉnh Kon Tum chú trọng.
Đồng chí Dương Văn Trang (người ngoài cùng bên phải) thăm mô hình trồng cây mắc-ca tại huyện Kon Rẫy.

Khơi thông mọi nguồn lực, đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững

Những năm qua, tỉnh Kon Tum có sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc về mọi mặt và trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của Tây Nguyên. Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Nhân Dân, đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum nhấn mạnh: Để đạt được kết quả trên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum đã vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; khơi thông và phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
Trao cây giống sâm Ngọc Linh (đợt 1) cho các hộ dân ở huyện Nam Trà My.

Cung ứng cây giống sâm Ngọc Linh cho người dân huyện Nam Trà My

NDO- Sáng 11/10, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có công văn thống nhất chủ trương cung ứng 5.333 cây giống sâm Ngọc Linh 1 năm tuổi cho huyện miền núi Nam Trà My.
Sâm Ngọc Linh củ khi đưa vào bán tại phiên chợ sâm Ngọc Linh hằng tháng được các cơ quan chức năng kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.

Quảng Nam tăng cường quản lý chất lượng sâm Ngọc Linh

Chiều 2/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã phát đi công văn yêu cầu các sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan tăng cường công tác quản lý chất lượng sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tập trung ngăn ngừa các hành vi quảng cáo, mua bán sản phẩm sâm Ngọc Linh giả trên các mạng xã hội và tăng cường hoạt động kiểm tra nguồn gốc xuất xứ sâm Ngọc Linh củ.
Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho 2 công ty.

Lần đầu tiên cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sâm củ Ngọc Linh

Sáng 16/8, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum đã tổ chức trao Quyết định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ cho 2 công ty trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên tỉnh Kon Tum cấp giấy chứng nhận này đối với sâm củ Ngọc Linh.
Lễ hội Sâm Ngọc Linh (Quảng Nam) được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá về cây sâm Ngọc Linh.

Xây dựng thương hiệu quốc tế cho sâm Việt Nam

Ðể phát triển sâm thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, ngày 01/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 611/QÐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Theo đó, xây dựng định hướng phát triển sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao. Ðây là mục tiêu lớn đặt ra yêu cầu cấp bách cho các địa phương phát triển hiệu quả ngành hàng này, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới…
Kiểm tra mô hình nuôi cấy mô sâm Ngọc Linh của Sam Sam Group.

Hướng đến ngành công nghiệp sâm Ngọc Linh

Hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum có diện tích cây sâm Ngọc Linh lớn nhất cả nước, với tổng diện tích 47.309ha, trong đó Quảng Nam có 15.567ha. Nhiều năm qua, Quảng Nam đã chú trọng việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh, hướng đến ngành công nghiệp sâm theo đề án phát triển sản phẩm quốc gia của Chính phủ đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
Người dân huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum chăm sóc cây Hồng đẳng sâm.

Đưa Kon Tum trở thành vùng trọng điểm dược liệu quốc gia

Tỉnh Kon Tum có điều kiện khí hậu, thời tiết, sinh thái, thổ nhưỡng rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng dược liệu quý có giá trị kinh tế cao. Nhằm phát huy những lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, tỉnh đang tập trung các nguồn lực để phát triển dược liệu, mục tiêu đưa Kon Tum trở thành vùng trọng điểm dược liệu của quốc gia.
Nhà màng nuôi cấy mô của Công ty cổ phần rượu Sâm Ngọc Linh Kon Tum tại xã Ngọk Lây, huyện Tu Mơ Rông.

Chấn chỉnh tình trạng “mập mờ” diện tích trồng, liên kết trồng sâm Ngọc Linh

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa các saponin quý hiếm được thế giới công nhận, Quốc bảo sâm Ngọc Linh hiện nay có giá trị kinh tế rất cao, vào khoảng 150 đến 200 triệu đồng/kg sâm tươi. Để bảo vệ giá trị thương hiệu sâm Ngọc Linh, vừa qua, tỉnh Kon Tum đã phải ra nhiều văn bản nhằm chấn chỉnh các cá nhân, doanh nghiệp mạo nhận diện tích trồng, liên kết trồng, khai thác sâm Ngọc Linh.