Tại hội nghị thượng đỉnh ba bên lần thứ 9 diễn ra ở Seoul, Hàn Quốc ngày 27/5, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản kêu gọi mở rộng hợp tác giữa ba nước láng giềng.
Những thành quả hợp tác thời gian qua cho thấy sự phát triển ngày càng sâu rộng của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-New Zealand. Đây là nền tảng vững chắc để hai nước mở ra trang mới cho mối quan hệ kéo dài gần nửa thế kỷ qua.
Nhận lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia và thăm chính thức New Zealand từ ngày 5 đến 11/3.
Kể từ khi Hiệp định RCEP có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2023, đã có 382 chuyến tàu hàng container liên vận Việt-Trung khởi hành từ Quảng Tây, Trung Quốc, vận chuyển 205.400 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu, trong đó lượng hàng xuất khẩu đạt 129.500 tấn, tăng 69% và 77% so cùng kỳ năm 2020 và 2021.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, sản xuất-xuất khẩu là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Đông Nam Á, tạo điều kiện cho khu vực này trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Với lợi thế sở hữu một lực lượng lao động với chi phí hiệu quả, khu vực này đã trở thành điểm đến thu hút các nhà sản xuất tới thiết lập hoạt động.
Trong 7 tháng đầu năm, Trung Quốc và ASEAN tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của nhau. Quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai bên còn tiềm năng rất lớn, tiếp tục thể hiện sức sống mạnh mẽ.
Chuyến tàu liên vận chở hàng Thạch Gia Trang-Hà Nội chính thức đi vào hoạt động, đã rút ngắn thời gian vận chuyển hàng xuống còn 7 ngày so với 15 ngày bằng đường biển, góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều giữa tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc với khu vực ASEAN, trong đó có các địa phương của Việt Nam.
Nhờ những ưu đãi từ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), kể từ đầu năm đến nay, Thái Lan đã hưởng lợi 97,04 triệu USD từ xuất khẩu hàng hóa tới các nước thành viên hiệp định, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm trước.
Cùng hướng tới mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm nay, Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được nhiều bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện trong quan hệ Ðối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á. Nhật Bản duy trì là đối tác thương mại, du lịch, đầu tư, tài trợ phát triển và hợp tác lao động hàng đầu của Việt Nam.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là một trong những công cụ quan trọng để ứng phó nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, khai thác hiệu quả hơn tiềm năng của nền kinh tế khu vực.
Chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2022, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa 10 nước ASEAN và các nước đối tác, đã góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, tăng cường giao thương giữa các quốc gia thành viên.
Hội chợ triển lãm kinh tế-thương mại RCEP được tổ chức từ ngày 4-7/5 tại thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, mở ra một kênh trao đổi, hợp tác kinh tế-thương mại giữa các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), nhất là kết nối các địa phương Trung Quốc với các nước ASEAN.
Trung Quốc và Singapore nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên "quan hệ đối tác toàn diện, chất lượng cao và hướng tới tương lai", nhằm quy hoạch và xác định phương hướng chiến lược cho phát triển trong tương lai.
Tổng thư ký Kao Kim Hourn cho biết ASEAN có một bộ cơ chế để bảo đảm sự hợp tác từ các nước thành viên trong việc đối phó cuộc khủng hoảng khói mù xuyên biên giới đang đặt ra thách thức nghiêm trọng.
Trong 2 tháng đầu năm, trong khi tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc giảm 0,8%, kim ngạch thương mại giữa nước này và ASEAN lại tăng tới 9,6%, cho thấy mối quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai bên ngày càng chặt chẽ.
Sau khi nâng cấp, Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) phiên bản 3.0 sẽ mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực kinh tế số, kinh tế xanh, kết nối chuỗi cung ứng, năng lực cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, từ đó thúc đẩy thương mại, đầu tư và dịch vụ giữa hai bên có bước phát triển mới.
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri cho biết, sau một năm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực, kim ngạch thương mại của Thái Lan với các quốc gia thành viên khác trong RCEP đã gia tăng 7,11%, đạt 10 nghìn tỷ bạt (tương đương 300 tỷ USD).
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN với 5 đối tác đã có các FTA với ASEAN là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Những năm qua, kinh tế thế giới và Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều biến động chưa từng có từ dịch Covid-19, đứt gãy các chuỗi cung ứng, đến xung đột Nga-Ukraine, khủng hoảng năng lượng hay lạm phát lan rộng khắp toàn cầu,… Trong bối cảnh đó, số liệu thống kê vĩ mô cho thấy, các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới đã góp một phần quan trọng làm giảm nhẹ tác động bất lợi, thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước, đóng góp quan trọng cho bảo đảm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Ngày 16/12, tại Hà Nội, Trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp Đại học Sungkyunkwan (Hàn Quốc), Đại học Tamkang (Đài Loan), nhà xuất bản Springer Nature tổ chức hội thảo quốc tế “Các vấn đề kinh tế đương đại tại các quốc gia châu Á” (CEIAC 2022).
Tổng giá trị thương mại toàn cầu năm 2022 ước đạt 32.000 tỷ USD, nhưng lạm phát cao đã xóa đi những thành tựu đạt được trong vài tháng gần đây. Đây là số liệu do Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố.
Nhận lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày 5/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã dự và phát biểu theo hình thức ghi hình tại Diễn đàn cấp cao “RCEP và mở cửa với trình độ cao hơn” trong khuôn khổ Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE) lần thứ 5 và Diễn đàn Kinh tế quốc tế Hồng Kiều tại Thượng Hải, Trung Quốc.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, theo kịch bản lạc quan nhất, khi tận dụng được mọi lợi ích, Việt Nam có thể có được mức thu nhập cao nhất trong số các thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Ngày 18/3, Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế Malaysia (MITI) ra thông cáo nêu rõ, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) bắt đầu có hiệu lực đối với Malaysia. Giới chức Malaysia kỳ vọng RCEP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Trong báo cáo mới công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán Việt Nam có khả năng đạt mức tăng thu nhập và thương mại cao nhất trong số các thành viên Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
17 FTA đã, đang và sắp có hiệu lực đã khiến năm 2020 được đánh dấu là bước chuyển quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế sang giai đoạn mới, sâu rộng và toàn diện, với thế và lực mới. Đây được đánh giá là bệ phóng cho kinh tế Việt Nam phục hồi, giúp hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn xa ra “biển lớn”.
Nhằm giúp doanh nghiệp và người dân hiểu rõ về những cơ hội và thách thức, từ đó nắm bắt và tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP, Báo Nhân Dân tổ chức chương trình Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “RCEP - Nhận diện cơ hội và thách thức”.
Ngày 15-11-2020, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước thành viên, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã chính thức được ký kết.
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết giữa 15 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 15-11 vừa qua trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao trùm gần một phần ba dân số và khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam đang sẵn sàng để đón nhận những lợi ích từ hiệp định này.