Việt Nam sẽ có 6 vùng trồng tập trung 500 nghìn ha rừng mới. (Ảnh: VGP)

Quản lý và khai thác bền vững tài nguyên rừng

Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổng diện tích rừng của cả nước là khoảng 14,74 triệu ha, trong đó có 4 triệu ha rừng sản xuất, cung cấp hơn 20 triệu m3 nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ… Tuy nhiên, trong số diện tích rừng sản xuất hiện nay, diện tích rừng trồng gỗ lớn mới chỉ đạt khoảng 440.000 ha (chiếm hơn 10%).
Lực lượng kiểm lâm Bắc Kạn tuần tra bảo vệ rừng đặc dụng. (Ảnh: Tuấn Sơn)

Năm 2030, phục hồi, nâng cấp diện tích rừng tự nhiên nghèo đạt 20%

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 993/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất đến năm 2030, phấn đấu phục hồi và nâng cấp chất lượng diện tích rừng tự nhiên nghèo đạt 10% vào năm 2025, đạt 20% vào năm 2030, góp phần giảm tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên nghèo, tăng diện tích rừng tự nhiên trung bình và giàu.
Già làng Siu Tơr cùng bà con thực hiện nghi lễ cúng thần Rừng.

Nghi lễ cúng rừng của người J’rai

Khi thu hoạch lúa về kho cũng là lúc cộng đồng người J’rai ở Gia Lai lại cùng nhau tổ chức lễ cúng rừng với mong ước một năm bình an, may mắn. Nghi lễ cúng rừng được duy trì hằng năm, nhằm tạ ơn thần Rừng đã che chở, cung cấp lương thực, thực phẩm, sản vật dưới tán rừng…nuôi sống bà con dân làng.
Cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Vân Cảnh (Bình Định) đối chiếu bản đồ và thực tế giao khoán diện tích rừng cho các hộ dân tham gia quản lý, bảo vệ. Ảnh: QUANG QUYẾT (TTXVN).

Quản lý, khai thác hiệu quả ba loại rừng

Ngày 16/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2018/NÐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, trong đó yêu cầu cụ thể về công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả ba loại rừng: đặc dụng, phòng hộ và sản xuất. Tuy nhiên, đến nay, tại nhiều địa phương, công tác rà soát, điều chỉnh ba loại rừng nêu trên còn gặp nhiều khó khăn.