Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được nghiên cứu rất dài, trong khoảng 18 năm. Hồ sơ được Chính phủ chỉ đạo rà soát, tính toán kỹ lưỡng cẩn trọng tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để hoàn thiện và kết quả dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp để đầu tư.
Thực hiện ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể những khó khăn, vướng mắc của dự án BOT giao thông trong cả nước và xây dựng giải pháp xử lý phù hợp.
Nhiều nhà đầu tư dự án đường cao tốc đều khẳng định, trạm dừng nghỉ đầy đủ tiện nghi là hạng mục hết sức cần thiết giúp phương tiện lưu thông an toàn, thuận lợi, thu hút người tham gia giao thông lựa chọn tuyến đường. Qua đó, phát huy hiệu quả khai thác công trình, góp phần thúc đẩy hoàn vốn dự án, tối ưu bài toán đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP-BOT) các dự án giao thông.
Theo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An vừa được thông qua, Quốc hội cho phép phân bổ thêm 50% số vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Nghệ An nhằm tạo sự chủ động cho địa phương trong việc cân đối, lập kế hoạch bố trí nguồn lực cho các dự án.
Băn khoăn việc dự án cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành sau khi hoàn thành sẽ chia sẻ lưu lượng vận tải, vận chuyển và ảnh hưởng trực tiếp đến phương án thu hồi vốn của nhà đầu tư 2 dự án BOT song hành hiện nay, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ tác động và giải trình thêm về vấn đề này.
Ngày 24/4, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức Diễn đàn Hỗ trợ pháp lý đầu tư 2024 với chủ đề đầu tư bằng hình thức đối tác công-tư (PPP) trong bối cảnh mới của Thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng 21/4, tại xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính-Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải dự và phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc Cửa khẩu Hữu Nghị-Chi Lăng theo hình thức BOT. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, địa phương.
Ngày 12/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý đầu tư 2024 (kỳ 1) với chủ đề đầu tư bằng hình thức đối tác công-tư (PPP) trong bối cảnh mới của Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 28/3, chiến dịch vận động cử tri cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa mới tại Hàn Quốc chính thức bắt đầu. Đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền và đảng Dân chủ (DP) đối lập đều chọn Seoul là điểm khởi động chiến dịch tranh cử.
Sáng kiến đầu tư theo hình thức PPP++ được các doanh nghiệp, ngân hàng, quỹ đầu tư và các đối tác khác cùng thảo luận sôi nổi tại Hội nghị “Tiềm năng và cơ hội đầu tư hạ tầng giao thông theo mô hình PPP++” vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bắt đầu từ 0 giờ hôm nay (ngày 29/12), 41 dự án BOT đường bộ (gồm 47 trạm thu phí) sẽ thực hiện điều chỉnh tăng giá vé theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải.
Chiều 5/12, tại thành phố Cao Bằng, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã trao quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh giai đoạn I cho Liên danh nhà đầu tư, đứng đầu là Tập đoàn Đèo Cả.
Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, trong quá trình làm đường cao tốc, bộ đã chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu thi công cố gắng tối đa tránh ảnh hưởng đến người dân, công trình.
Liên quan việc Chính phủ đề xuất nâng tỷ lệ vốn nhà nước trong tổng vốn đầu tư các dự án giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) lên 70% trong dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định, đây là điểm rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay để thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, có tác động đến kinh tế, liên kết vùng.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, khi trao quyền chủ động, giao cho địa phương làm cơ quan chủ quản đầu tư dự án quốc lộ, cao tốc qua địa phương hoặc dự án đi qua nhiều địa phương sẽ góp phần sớm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, thúc đẩy tiến độ hoàn thành dự án.
Dù có nhiều tiềm năng nhưng kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa thể “cất cánh” do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển được lý giải do hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, liên kết vùng hạn chế và chậm cải thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Ngày 25/8, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã họp, cho ý kiến về phương án đầu tư xây dựng Dự án đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc-Hòa Bình theo hình thức đối tác công tư (PPP) có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Việc lập 4 Hội đồng Điều phối Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, Vùng Đông Nam Bộ, Vùng đồng bằng Sông Hồng, Vùng Tây Nguyên nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh.
Ngày 11/7, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) trong phát triển hạ tầng một số lĩnh vực kinh tế-xã hội của Việt Nam”.
Ngày 16/6, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bến Tre khóa 11 tổ chức Hội nghị lần thứ 13 nhằm thông tin, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Tỉnh ủy 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2023 .
Nhiều dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công-tư (PPP) hiện nay đang lâm vào tình cảnh bế tắc khi phải đối mặt với những bất cập kéo dài. Điều đáng nói, những bất cập đó không xuất phát từ phía các nhà đầu tư.
Ngày 10/11, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 1386 QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc theo phương thức hợp tác công-tư (PPP).
Ngày 7/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Hội thảo “Thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng cao thông qua hình thức hợp đồng đối tác công-tư”.
Báo cáo giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể nêu rõ, việc triển khai giai đoạn 2 của dự án trong thời gian tới sẽ được tiến hành thận trọng, bảo đảm đúng quy định và tiết kiệm nhất.
Với vai trò là trục “xương sống”, việc đầu tư tuyến đường cao tốc bắc-nam phía đông để phục hồi kinh tế nhanh và bền vững ở cả 2 đầu đất nước là yêu cầu cấp thiết. Do đó, cũng rất cần có các cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự án, đồng thời có giải pháp bảo đảm đầu tư và tránh thất thoát nguồn lực của Nhà nước.
Trong những năm qua, các dự án hạ tầng giao thông đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ở nước ta chiếm tỷ trọng lớn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên gần đây, việc triển khai các dự án này có dấu hiệu chững lại do các nhà đầu tư gặp nhiều vướng mắc, bất cập xuất phát từ tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật.
Ngày 17-7, tại kỳ họp lần thứ 15, HĐND tỉnh Bình Dương khóa IX đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên bốn tuyến đường của tỉnh theo hình thức đối tác công tư (PPP).