Ngày 20/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong đã có buổi làm việc với Đoàn doanh nghiệp cấp cao Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC) nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực du lịch, công nghiệp văn hóa và công nghệ số.
Ngay từ rất sớm Ðảng ta đã nhận thức mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng giữa chính trị, kinh tế và văn hóa. Ðề cương văn hóa Việt Nam (năm 1943) đã nhấn mạnh "Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động".
Ngày 7/1, tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Ninh Thuận đáp ứng yêu cầu phát triển năng động, nhanh, bền vững trong thời kỳ mới”. Tham dự, có 200 đại biểu là đại diện từ cấp thôn, tổ dân phố đến cấp tỉnh; các nhà khoa học; đại diện các viện nghiên cứu; trường đại học và các chuyên gia nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật,… trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Ngày 20/12, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tới 33.397 đảng viên từ tỉnh đến cơ sở theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước.
Nhất trí với chủ trương đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, song đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng hơn về phạm vi, quy mô cũng như cân đối nguồn lực để xác định danh mục và lộ trình triển khai thực hiện bảo đảm khả thi, hiệu quả và phù hợp với nguồn lực hiện có.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn chế như hiện nay thì cần lấy văn hóa “nuôi” văn hóa, tập trung vào một số trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, nên hạn chế tối đa việc xây dựng những công trình văn hóa lớn, hoành tráng để rồi một năm chỉ sử dụng đôi lần.
Ngày 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao: Kiến tạo tương lai - đường dài chung bước”. Đây là diễn đàn, nhịp cầu nối để các doanh nghiệp, nhà quản lý và những người làm điện ảnh, du lịch, thể thao gặp gỡ, nhìn nhận toàn diện, sâu sắc hơn về tiềm năng, thế mạnh, kỳ vọng phát triển du lịch.
Ngày 27/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức Hội nghị Văn hóa tỉnh Hưng Yên năm 2024. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu tỉnh tới điểm cầu các huyện ủy, thị ủy, thành ủy với hơn 3.000 đại biểu tham dự.
Sáng 4/7, tại Hà Nội, Thường vụ Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn quân phổ biến, học tập một số nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đối với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Chính phủ đề xuất huy động nguồn lực thực hiện khoảng 122.250 tỷ đồng cho giai đoạn 2025-2030, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp được bố trí tối thiểu khoảng 77 nghìn tỷ đồng (chiếm 63%).
Sáng 14/5, tại Phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 (gọi tắt là Chương trình).
Tại phiên họp thường kỳ tháng 5/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Ngày 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc cuối năm 2021 và năm khởi động 2022, văn hóa nước nhà trong năm 2023 có một sự chuyển động mạnh, đa dạng, khởi sắc và cả sự phức tạp.
Đất nước Việt Nam nói chung và các vùng núi cao nói riêng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa. Tuy nhiên, để phát huy lợi thế này thì điều cốt lõi là phải giữ được bản sắc, tránh ăn xổi, sao chép, lạm dụng dàn dựng và sân khấu hóa,... sẽ gây tác dụng phản cảm và không lâu bền.
Từ một vùng đất thuần nông, Hà Nam đã có hướng đi đúng đắn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, khơi dậy những tiềm năng, thế mạnh, nhất là vị trí địa lý và những giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử vùng đất, con người Hà Nam. Ðây là nền tảng quan trọng để tỉnh có sự bứt phá, tạo đà tăng trưởng bền vững trong những năm tiếp theo.
Từ tháng 9/2023, thành phố Hải Phòng tổ chức biểu diễn chương trình của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp tại khu công nghiệp trên địa bàn. Hoạt động này nhằm góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đông đảo công nhân, lao động…
Góp ý liên quan đến vấn đề văn hóa tại phiên họp của Quốc hội chiều 31/10, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) cho biết, là đất nước có 100 triệu dân với tăng trưởng kinh tế 5-6%/năm, tỷ lệ dân số trẻ và ưa thích cái mới, say sưa với chữ nghĩa, văn hóa, Việt Nam có dư địa rất lớn để phát triển văn hóa, mà trước hết là văn hóa nghệ thuật.
Cuốn sách “Văn hóa Hà Giang - Động lực phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh” gồm các bài viết tập trung làm rõ vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội, những thành tựu to lớn cũng như những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, các vấn đề đặt ra và các định hướng, giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa tỉnh Hà Giang trong những năm tới.
Sáng 16/10, Đoàn khảo sát thực tế Nhóm 3 Ban Chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc 40 năm đổi mới đất nước của Trung ương làm việc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về lĩnh vực văn hóa, xã hội và con người.
Cuốn sách “Văn hóa và con người Việt Nam thời hội nhập” thể hiện cách tiếp cận đa chiều về những thành tựu và những hạn chế, bất cập trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; kiến nghị một số giải pháp cụ thể nhằm làm cho văn hóa được phát triển đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế.
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” , văn học, nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô.
Triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Chiến lược phát triển văn hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối, quan điểm phát triển lĩnh vực văn hóa tại các Nghị quyết của Đảng, của Chính phủ về kinh tế, xã hội, trong đó xác định nhiệm vụ chấn hưng, phát triển văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
Ngày 18/8, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kết quả công tác nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Với việc mở rộng địa chính Thủ đô, Hà Nội ôm trọn hai vùng văn hóa lớn: văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài. Ngoài hai dòng chủ lưu ấy, còn có một phần văn hóa Kinh Bắc, văn hóa Sơn Nam Thượng. Đó là một kho tàng văn hóa khổng lồ, từ hệ thống di tích cho tới các loại hình diễn xướng dân gian, lễ hội, phong tục tập quán...