Quang cảnh hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

[Ảnh] Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Sáng 22/12 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Cùng dự và điều hành Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan; lãnh đạo các hội, hiệp hội, tổ chức; đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến công nghiệp văn hóa; cùng các chuyên gia, nghệ sĩ hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa.
Quang cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam nhanh, bền vững, độc đáo, bản sắc

Sáng 22/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Trên thế giới, phát triển công nghiệp văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, là xu thế và dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia.
Thị trường sản phẩm công nghiệp văn hóa đã có những dấu ấn nhất định. (Ảnh minh họa: Internet)

Tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm văn hóa

Các sản phẩm, dịch vụ của công nghiệp văn hóa không chỉ giúp khẳng định thương hiệu quốc gia mà còn đóng góp doanh thu không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Việt Nam đã hình thành một số thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa, tuy nhiên, sức cạnh tranh của sản phẩm không cao, chưa có các sản phẩm văn hóa đại chúng có sức thu hút trên toàn cầu. Tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp văn hóa là cần thiết, nhưng song song với đó là cần nâng cao vai trò quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng để thị trường này phát triển đúng hướng.
Bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa. (Ảnh minh họa, nguồn: internet)

Thay đổi nhận thức để phát triển

Phát triển công nghiệp văn hóa là một nội dung quan trọng, một nhiệm vụ cấp bách trong Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam tầm nhìn 2030 mà Chính phủ đã ban hành ngày 12/11/2021. Sau một thời gian thực hiện, chúng ta đã thu về những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận, nhưng về cơ bản thì con đường mang tên “công nghiệp văn hóa” vẫn còn không ít điểm nghẽn cần được tháo gỡ, trong đó vấn đề thay đổi nhận thức từ các cấp lãnh đạo, người sáng tạo đến người tiêu thụ, thưởng thức văn hóa có ý nghĩa then chốt.
Các đại biểu tham dự tọa đàm về đào tạo đội ngũ sáng tác, lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật trong các trường đại học đa ngành.

Đào tạo sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật trong đại học đa ngành

Các trường đại học đa ngành cùng tư duy liên ngành được kỳ vọng có thể đóng góp vào cách tiếp cận mới trong đào tạo đội ngũ sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật (VHNT). Ðó cũng là chủ đề chính được thảo luận sôi nổi trong tọa đàm khoa học “Ðào tạo đội ngũ sáng tác và lý luận, phê bình VHNT trong các trường đại học đa ngành - những vấn đề lý luận và thực tiễn” được Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương tổ chức cuối tháng 10/2023.
Các bạn trẻ học làm phim tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD.

Đổi mới tư duy đào tạo nhân lực cho công nghiệp văn hóa

Nguồn nhân lực là một trong những "tài nguyên" đặc biệt quan trọng để phát triển công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Việt Nam đang thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực sáng tạo. Tháo gỡ những vướng mắc trong đào tạo nguồn nhân lực văn hóa là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay.
Múa trống bồng, một điệu múa cổ truyền được gìn giữ, phát huy tại huyện Thanh Trì.

Giữ gìn bản sắc văn hóa khi lên quận

Với định hướng chung là phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nhưng quá trình triển khai Chương trình số 06-CTr/TU lại mang những đặc thù riêng của từng địa phương. Tại những địa bàn ven đô, việc triển khai Chương trình số 06 đang được các huyện gắn với gìn giữ bản sắc văn hóa của các địa phương.
Hội thảo khoa học "Xây dựng hệ giá trị văn hóa và ngành công nghiệp văn hóa thành phố Hải Phòng".

Xây dựng hệ giá trị văn hóa và ngành công nghiệp văn hóa Hải Phòng

“Xây dựng hệ giá trị văn hóa và ngành công nghiệp văn hóa thành phố Hải Phòng” là chủ đề của Hội thảo khoa học được tổ chức ngày 28/9, tại thành phố Hải Phòng với sự tham dự của đông đảo các nhà nhà khoa học đến từ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc thành phố Hải Phòng.
Không gian sáng tạo của Toong - mô hình không gian làm việc chung chuyên nghiệp tại Hà Nội.

Bài 5: Huy động nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm

Sự phát triển của thành phố Hà Nội những năm gần đây đòi hỏi các quy định, chính sách của Luật Thủ đô cần phải được làm mới và bổ sung, trong đó có các quy định, chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa, phát huy vai trò của thành phố Hà Nội trong Vùng Thủ đô. Đây là các nhiệm vụ quan trọng đang được thành phố tập trung thực hiện.
Các em nhỏ hào hứng xem các tiết mục rối nước tại làng rối Đào Thục.

Công nghiệp văn hóa - động lực xây dựng Thủ đô văn hiến và hiện đại

Từ nền tảng của nhận thức, lựa chọn những lĩnh vực để đầu tư, phát triển, chỉ sau một thời gian ngắn Nghị quyết 09-NQ/TU được ban hành, các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa diễn ra sôi nổi, tạo sự thay đổi cả về lượng và chất, nhất là trong lĩnh vực du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật biểu diễn, ẩm thực... Điều đó cho thấy, khi Nghị quyết đáp ứng đúng nhu cầu của cuộc sống, sự vận động của xã hội, tinh thần của Nghị quyết sẽ rất mau chóng đi vào đời sống.
Hoạt động tái hiện các nghi lễ cung đình tại Hoàng thành Thăng Long thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu và khách du lịch.

Công nghiệp văn hóa - động lực xây dựng Thủ đô văn hiến và hiện đại

Thực hiện chủ trương của Ðảng về phát triển công nghiệp văn hóa, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ; cụ thể hóa Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ lần thứ 17 nhiệm kỳ 2020-2025, tháng 2/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045” (Nghị quyết số 09-NQ/TU).
Quang cảnh Diễn đàn Phát triển địa phương 2022.

Cần giải pháp đột phá thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa, du lịch phát triển mạnh mẽ hơn nữa

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và du lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các địa phương và của cả nền kinh tế. Do vậy, cần có những đột phá thật sự, nhất là trong việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hoá, du lịch phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm trong một sự kiện văn hóa ngày cuối tuần.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022

Thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 20/11, với nhiều hoạt động nhằm hướng tới kết nối, mở rộng hợp tác giữa các tổ chức, các chuyên gia, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội về lĩnh vực thiết kế sáng tạo và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Ảnh: ĐỨC TOÀN)

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong phát triển công nghiệp văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hóa được xác định là khâu đột phá trong Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam năm 2030 của Chính phủ. Trong những năm qua, phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, nhưng vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần được tháo gỡ để có thể biến các di sản văn hóa trở thành "sức mạnh mềm", thúc đẩy hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế đất nước. Ðây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo đánh giá tổng kết 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa 2016-2021, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.