Một số diện tích rừng ở xã Hồng Hóa bị phá trái phép để lấn chiếm đất trồng rừng.

Quảng Bình: Xảy ra tình trạng phá rừng để... trồng rừng ở huyện Minh Hóa

Trước tình trạng phá rừng trái phép ở huyện Minh Hóa, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình vừa có văn bản chỉ đạo địa phương này khẩn trương, kiểm tra, đánh giá mức độ xâm hại rừng và xử lý dứt điểm tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật; tuyệt đối không để phát sinh thêm điểm “nóng” trên địa bàn.
Các bị cáo tại phiên tòa.

Phạt tù các đối tượng trong vụ án hủy hoại rừng quy mô lớn ở Đắk Lắk

Liên quan vụ hủy hoại hơn 410ha rừng tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, ngày 14/6, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Hủy hoại rừng”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và tuyên phạt đối với 14 bị cáo liên quan.
Các bị cáo tại phiên tòa. (Ảnh: VT)

Xét xử vụ án phá rừng quy mô lớn ở Đắk Lắk

Ngày 14/6, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Hủy hoại rừng”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ phá rừng với diện tích rừng bị phá lớn nhất từ trước đến nay tại Đắk Lắk.
Khu rừng thông bị đầu độc tại tiểu khu 614, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm thời điểm tháng 7/2023.

Lâm Đồng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ đầu độc hàng loạt cây thông ba lá

Ngày 28/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng có văn bản gửi Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lâm về khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm vụ khoan cây, đổ hóa chất đầu độc cây thông ba lá tại tiểu khu 614, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm.
Quang cảnh buổi họp báo.

Đắk Lắk: Làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để suy giảm hàng trăm hecta rừng

Theo ông Nguyễn Minh Chí, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, việc để diện tích rừng tự nhiên bị biến động lớn, trong thời gian dài nhưng không phát hiện, xử lý kịp thời, để người dân lấn chiếm, sử dụng trái phép, trách nhiệm chính thuộc về chủ rừng là Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng và chính quyền địa phương.
Một vụ phá rừng quy mô lớn thuộc lâm phận do Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng quản lý được phát hiện trong năm 2021.

Suy giảm hàng trăm ha rừng tại Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn vừa tiến hành làm việc, kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hiện trường diện tích rừng tự nhiên thuộc lâm phận do Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk quản lý thì phát hiện gần 400 ha rừng bị suy giảm. Tuy nhiên, đây chưa phải là kết quả cuối cùng, hiện nay công tác rà soát đang được tiếp tục và dự kiến diện tích rừng bị suy giảm còn lớn hơn.
Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cùng đại diện các cơ quan chức năng đi kiểm tra thực tế khu vực có cây rừng bị đối tượng xấu khoan lổ thân cây, gây hại đến quá trình sinh trưởng của cây

Khẩn trương điều tra vụ đầu độc 200 cây rừng tự nhiên ở Ninh Thuận

Ngày 20/9, trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Lê Huyền cho biết, tỉnh đã có chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý vụ việc “đầu độc cây rừng tự nhiên” tại tiểu khu 70, xã Phước Đại, huyện Bác Ái thuộc lâm phần quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu.
Khu vực dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao-su tại huyện Bảo Lâm liên quan vụ việc.

Khai trừ khỏi Đảng nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng quyết định thi hành kỷ luật nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cùng nguyên Bí thư chi bộ, nguyên Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lộc Bắc, bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.
Quang cảnh phiên tòa.

Kon Tum: Tuyên phạt 21 năm 6 tháng tù các đối tượng phá rừng

Ngày 24/5, tại Ủy ban nhân dân xã Mô Rai, Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 232 Bộ luật Hình sự đối với 3 bị cáo: Lê Tiến Thụ, Lê Văn Thọ và Đỗ Văn Long.
Đất lâm nghiệp và rừng bị dân di cư tự do lấn chiếm, sinh sống, sản xuất.

Áp lực phá rừng do di cư tự do

Dân di cư tự do được xác định là nguyên nhân chính dẫn đến việc hàng nghìn héc-ta đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, nhiều cánh rừng tự nhiên tại Đắk Nông bị tàn phá. Hiện, toàn tỉnh còn 5.450 hộ với 24.330 nhân khẩu chưa ổn định cuộc sống, trong đó có khoảng 3.200 hộ xâm chiếm hơn 20.934ha đất lâm nghiệp, đang sống rải rác trong khu bảo tồn, rừng phòng hộ và các công ty lâm nghiệp. Thực trạng này đã tạo áp lực rất lớn cho các đơn vị chủ rừng và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng...
Khói bốc lên từ đám cháy rừng ở Cuba. (Ảnh REUTERS)

Thế giới trước trách nhiệm bảo vệ rừng

Lưu vực sông Congo đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng khi lượng mưa tại đây có thể giảm tới 10% vào cuối thế kỷ này do tốc độ phá rừng tăng nhanh. Rừng xanh đang kêu cứu trước nạn phá rừng bừa bãi và tác động của biến đổi khí hậu, đẩy nhiều loài động, thực vật quý hiếm vào nguy cơ tuyệt chủng.