Thông tin từ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chiều 8/11 cho biết, Diễn đàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam-Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường "Lắng nghe nông dân nói" sẽ diễn ra ngày 15/11 tới đây tại Hà Nội.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, và Na Uy đã phát triển nhiều sáng kiến giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi, qua đó xây dựng chiến lược lâu dài, bền vững cho nông sản trong nước.
Hướng tới môi trường xanh, nền nông nghiệp bền vững, tỉnh Bình Thuận đang hướng dẫn nông dân sản xuất mô hình trồng lúa giảm phát thải, hướng tới bán tín chỉ carbon. Với mô hình cánh đồng không dấu chân, nông dân sử dụng công nghệ cao trong sản xuất và không cần xuống ruộng sản xuất.
Nông nghiệp xanh đang nổi lên như một giải pháp tất yếu cho sự phát triển bền vững tại Đông Nam Á. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, khu vực này đang phải đối mặt với những thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu, đòi hỏi sự chuyển đổi mạnh mẽ trong ngành nông nghiệp.
Phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững, toàn diện đang trở thành hướng đi mới mang tính tất yếu của ngành nông nghiệp toàn cầu. Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 vừa diễn ra tại Brazil cũng như nhiều hội nghị quốc tế trước đó đã khẳng định "thông điệp xanh" với ngành nông nghiệp thế giới.
Triển lãm Vietstock 2024 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, với chủ đề “Chuyển đổi chăn nuôi để năng suất cao hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường xanh sạch hơn và cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Khởi đầu thực hiện Chương trình xây dựng huyện nông thôn mới với xuất phát điểm khá thấp, còn nhiều khó khăn, qua 13 năm triển khai xây dựng, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã có bước tiến vượt bậc.
Ngày 17/7, tại Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt phối hợp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức lễ phát động và công bố thể lệ “Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam” lần thứ II năm 2024.
Tại các cuộc làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, lãnh đạo chính quyền địa phương và các doanh nghiệp tại vùng Nouvelle Aquitaine ở Tây Nam nước Pháp đánh giá cao quan hệ hợp tác gắn bó giữa Việt Nam và Pháp, đồng thời mong muốn tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là nông nghiệp xanh, năng lượng tái tạo, du lịch, dược phẩm và quảng bá văn hóa và con người của mỗi nước.
Ninh Thuận hiện có 123 hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, phi nông nghiệp... với gần 19.000 thành viên, tổng vốn đăng ký hơn 245 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều hợp tác xã chưa được vay vốn từ các ngân hàng nên hoạt động chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Những năm qua, tác động của biến đổi khí hậu đã làm gia tăng tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước. Chính vì vậy, việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là một trong những giải pháp nhằm góp phần giảm mức độ thiệt hại trong sản xuất.
Thời gian qua, do giá sầu riêng tăng cao cho nên nhiều địa phương đã mở rộng diện tích sản xuất loại cây trồng này. Việc tăng nóng diện tích cây sầu riêng nguy cơ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường khi thị trường tiêu thụ hẹp và sự cạnh tranh trực tiếp từ các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.
Sáng 28/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với chủ đề “Bình Thuận-Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư” nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển tỉnh trong thời gian tới.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt mức kỷ lục 5,69 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm 2022. Năm 2024, ngành hàng rau quả đứng trước nhiều cơ hội bứt phá mới trong sản xuất và xuất khẩu, với mục tiêu đạt kim ngạch khoảng 6,5 tỷ USD, kỳ vọng sớm tiến tới “con số trong mơ” là 10 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành “cường quốc” xuất khẩu rau quả.
Ngày 11/1, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Hiệp hội CropLife Việt Nam đã ký kết Kế hoạch hợp tác triển khai chương trình “Khung quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững” năm 2024 - đánh dấu năm đầu tiên hiện thực hóa các nội dung của khung hợp tác triển khai chương trình này giai đoạn (2023-2028) giữa hai bên.
Ngày 28/12, tại thành phố Cần Thơ, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn “Thực trạng sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam và giải pháp phát triển bền vững”.
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Tây Nguyên tăng cường kết nối cung-cầu hiệu quả, giúp các startup hướng đến phát triển nông nghiệp xanh, hỗ trợ đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sự gia tăng chất thải trong sản xuất nông nghiệp đã và đang tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng sức khỏe và cuộc sống của người dân tại nhiều địa phương trên cả nước.
Trang trại nuôi cà cuống của chị Nguyễn Thị Lan (xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) hiện tại đã vang danh ra ngoài tỉnh và được nhiều bà con trong vùng tin cậy tìm đến mua con giống, học tập kinh nghiệm chăn nuôi. Và, ngay từ khi chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai, chị Lan đã làm thủ tục đăng ký sản phẩm nước mắm cà cuống mang tên "Phong Lan".
Diện tích vùng trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được cấp mã số để dễ dàng truy xuất nguồn gốc đang ngày càng mở rộng, vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng xuất khẩu, vừa hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Ngày 21/9, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức hội thảo “Kết nối cung cầu thị trường hướng tới nông nghiệp xanh trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.
Sáng 14/9, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23 - AgroViet 2023.
Nhiều năm nay, Việt Nam luôn là nước sản xuất và xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và thế giới. Thời gian vừa qua, thị trường gạo thế giới liên tục biến động, tác động mạnh đến sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của nước ta. Tuy nhiên, mục tiêu lớn nhất của ngành hàng lúa gạo Việt Nam vẫn là phát triển bền vững hướng tới tăng trưởng xanh.
Dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, lại sinh sống ở vùng còn nhiều khó khăn, song bằng tinh thần trách nhiệm, nêu gương, nhiều đảng viên người dân tộc thiểu số trong tỉnh Bắc Giang đã đi đầu trong phát triển kinh tế, góp phần thay đổi diện mạo quê hương.
Sản xuất nông nghiệp hiện nay không chỉ dừng ở việc tập trung nâng cao năng suất, chất lượng mà còn phải hướng đến bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, bảo đảm an toàn thực phẩm. Do đó, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ sẽ giúp "nói không với hóa chất", hạn chế ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thay đổi tập quán canh tác của nông dân.
Đến Trung tâm Thực nghiệm, nghiên cứu và phát triển nguồn gien cây sen (Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội), khó phân biệt được ai là nhà nghiên cứu, ai là nông dân, bởi những kỹ sư ở đây đều có nước da cháy nắng, bàn tay thô ráp… Những kỹ sư suốt ngày bì bõm lội đầm vạch lá, xem hoa. Nhờ thế, nơi đây có hàng trăm loài sen đua nhau khoe sắc. Sen là loài hoa đại diện cho mùa hạ; nhưng ở đây, sen có thể nở vào mùa đông, thậm chí, có thể nở vào… dịp Tết Nguyên đán.
Theo Tổng cục Thống kê, sáu tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước đạt 3,1%, giá trị tăng thêm của khu vực này cũng khá cao, tăng 3,07%, đóng góp 9,28% vào tổng mức tăng chung của toàn nền kinh tế. Với những thành tựu đó, ngành nông nghiệp góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực trong nước và tăng trưởng xuất khẩu, tiếp tục giữ vững vai trò trụ đỡ nền kinh tế.
Xác định Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn, đồng thời thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân nên sau một thời gian triển khai thực hiện, Hà Nội đã có hàng nghìn sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 đến 5 sao.