Quang cảnh buổi tọa đàm.

Ưu tiên triển khai nông nghiệp tuần hoàn để giảm phát thải khí nhà kính

Ngày 30/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh tổ chức toạ đàm “Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp”. Hơn 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo, các nhà quản lý, nhà khoa học từ các bộ, ngành và nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giảm phát thải .
Trang trại chăn nuôi tuần hoàn với chu trình khép kín ở xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp

Ở nước ta, lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn quốc, tập trung chủ yếu trong hai lĩnh vực là trồng lúa nước và chăn nuôi. Vì vậy, cùng với cả nước, giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp đang là định hướng lớn mà tỉnh Quảng Bình thực hiện bằng những giải pháp, cách làm và mô hình phù hợp.
Đốt rơm rạ ở miền Tây Nam Bộ. (Ảnh: QUỐC DŨNG)

Tái sử dụng phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp

Theo đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, bên cạnh nâng cao chất lượng, sản lượng lúa và giảm lượng phát thải khí nhà kính, tất cả rơm rạ tại các vùng chuyên canh lúa được thu gom khỏi đồng ruộng để chế biến, tái sử dụng.
Nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học tại huyện Xuân Lộc, Đồng Nai. (Ảnh: nhandan.vn)

Quản lý môi trường chăn nuôi theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, giảm phát thải

Ngành chăn nuôi ở Việt Nam đóng góp hơn 25% vào GDP của ngành nông nghiệp. Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, sự phát triển của ngành này cũng đặt ra nhiều thách thức về bảo vệ môi trường và phát thải khí nhà kính. Do đó, quản lý môi trường ngành chăn nuôi theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính và chuyển dịch năng lượng có vai trò quan trọng.
Mô hình nuôi ong trong vườn cây ăn quả ở xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).

Ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong phát triển kinh tế VAC

Kinh tế vườn hay kinh tế VAC (vườn-ao-chuồng) là một thành tố quan trọng của kinh tế hộ gia đình nông thôn và nền nông nghiệp ở nước ta. Hằng năm, kinh tế vườn đóng góp sản lượng lớn rau, quả, thịt, trứng, thủy sản cho thị trường; mặt khác, nhiều sản phẩm OCOP hiện nay cũng xuất phát từ kinh tế VAC. Để nâng cao hiệu quả kinh tế VAC, hiện nay các địa phương, người dân đang ứng dụng sản xuất nông nghiệp tuần hoàn trong phát triển kinh tế VAC.
Quang cảnh Diễn đàn.

Kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi: Cơ hội và thách thức

Ngày 21/3, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chăn nuôi, Tổ Điều hành Diễn đàn kết nối 970 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Nhóm tham vấn kinh doanh nông nghiệp (ARG) của Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc tại Việt Nam (ACIAR) tổ chức Diễn đàn “Kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi: Cơ hội và thách thức”.