“Thách thức Net Zero” (Net Zero Challenge), cuộc thi tìm kiếm các giải pháp công nghệ chống biến đổi khí hậu với mục tiêu hướng tới sự khởi đầu của một làn sóng đầu tư xanh triển khai thí điểm tại Việt Nam vừa chính thức được phát động.
Đại sứ Mai Phan Dũng đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những thách thức về biến đổi khí hậu, trong đó có việc thực hiện các chính sách ưu tiên người dân, trao quyền cho cộng đồng địa phương...
Biến đổi khí hậu cực đoan đã và đang buộc các quốc gia phải có những cam kết về giảm phát thải khí nhà kính, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là điều kiện cho sự ra đời của việc thay đổi nhiên liệu dùng làm chất đốt, thay thế nguồn năng lượng gia tăng phát thải nhà kính, trong đó viên nén và dăm gỗ là thị trường nhiều tiềm năng. Điều này buộc các doanh nghiệp ngành gỗ phải lựa chọn để phát triển bền vững…
Để chủ động đối phó với những tình huống thời tiết bất thường, Hà Nội đã chủ động xây dựng, hoàn thiện các phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Nhân dịp Hội nghị WEF Đại Liên 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ủy ban trung hòa các-bon và tăng trưởng xanh Hàn Quốc Kim Sang-Huyp.
Cuộc thi "Giấc Mơ Xanh" được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, góp phần thay đổi hành vi, lối sống trong cộng đồng để cùng chung tay bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cà Mau có ba mặt giáp biển, là nơi chịu nhiều tác động bất lợi từ các hình thái cực đoan của biến đổi khí hậu, nhất là ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Trong bối cảnh ấy, các cấp chính quyền và nhà nông địa phương đã chủ động thay đổi tư duy sản xuất để thích ứng linh hoạt trước thiên nhiên.
Việt Nam đề nghị ICJ khẳng định nghĩa vụ của các quốc gia trong chống biến đổi khí hậu trên cơ sở các điều ước quốc tế có liên quan như Công ước khung của Liên hợp quốc, Hiệp định Paris và Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), cũng như nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng khác biệt, đóng góp vào công việc chung của Liên hợp quốc.
Trong 2 ngày 16 và 17/3, tại Quảng Ninh, Bộ Ngoại giao phối hợp Chính phủ Cộng hòa Vanuatu tổ chức Hội thảo Các vấn đề pháp lý, kỹ thuật về ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu. Tham dự hội thảo gồm đại diện các cơ quan Việt Nam, đại diện chính phủ các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giới học giả và luật sư quốc tế.
Là quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong nỗ lực chung nhằm ứng phó các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu.
Hơn hai năm qua, nhiều nông dân tỉnh Bình Thuận đã triển khai trồng thanh long nhằm giảm phát thải không khí, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trái thanh long đạt chất lượng cao, xuất khẩu được sang nhiều thị trường khó tính. Hiện nông dân trong tỉnh tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn sản xuất thanh long “xanh”, hướng tới bán tín chỉ các-bon.
Dự án “Canh tác cà-phê thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam” triển khai trong 5 năm tại Đắk Lắk. Khoảng 8.000 nông hộ nhỏ khó khăn về kinh tế sẽ được tập huấn về kỹ thuật canh tác cà-phê và tiếp cận, quản lý tài chính nông hộ nhằm tăng thu nhập và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Năm 2023, những tác động của hiện tượng khí hậu El Nino nói riêng và biến đổi khí hậu nói chung đã gây ra nhiều thiệt hại về người, cũng như đối với nền kinh tế.
Ngày 29/12, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Hội đồng Giáo sư Liên ngành Khoa học Trái đất-Mỏ, các Viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước tổ chức hội nghị khoa học quốc tế “Khoa học trái đất, mỏ, môi trường phục vụ chuyển đổi số, phát triển xanh, tuần hoàn và ứng phó các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu” (GREEN EME 2023).
Chiều 2/12 (giờ địa phương) đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G77 về Biến đổi khí hậu nhân dịp Hội nghị COP28 tại Dubai, UAE. Hội nghị do Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel Bermudez, Chủ tịch Nhóm G77 năm 2023 chủ trì, và có sự tham dự của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cùng Lãnh đạo cấp cao và đại diện từ 134 nước thành viên Nhóm G77 và đông đảo các tổ chức quốc tế.
Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất). Đây là dịp để Việt Nam một lần nữa khẳng định nỗ lực và quyết tâm chung tay cùng thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nhất là việc cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 được đưa ra tại COP26, năm 2021.
Chiều 1/12, giờ địa phương, tại Dubai, UAE, nhân dịp tham dự Hội nghị lần thứ 28 các Bên thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố huy động tài chính thực hiện cam kết của Việt Nam về biến đổi khí hậu.
Trả lời phỏng vấn báo chí về Đoàn Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân tham dự COP28, tiến hành một số hoạt động song phương tại UAE và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, Việt Nam sẽ công bố sáng kiến, cam kết mới về ứng phó biến đổi khí hậu tại COP28. Báo Nhân Dân xin giới thiệu tới bạn đọc nội dung bài phỏng vấn.
Sáng 16/11 giờ địa phương, tại San Francisco, trong buổi tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về khí hậu John Kerry nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao nỗ lực của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Đặc phái viên John Kerry nhằm nâng cao nhận thức và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam mong muốn hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực này, phù hợp điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam, đáp ứng lợi ích và quan tâm của nhân dân hai nước.
Các ưu tiên hợp tác APEC năm nay gắn liền với các nhiệm vụ chiến lược đang triển khai trong nước của Bộ Tài chính. Về mô hình trọng cung hiện đại, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 30 đã thảo luận về các công cụ chính sách để giải quyết những thất bại của thị trường gây trở ngại nguồn cung cho nền kinh tế như: lực lượng lao động, vốn nhân lực, cơ sở hạ tầng thiết yếu, nghiên cứu và phát triển, và chất lượng môi trường.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đồng bằng sông Cửu Long cần được đầu tư những dự án lớn với nguồn lực tổng hợp để giải quyết các vấn đề liên quan tới sụt lún, sạt lở và hạn mặn.
Ngày 12/7, tại thành phố Cần Thơ, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho các đại biểu đến từ các tỉnh, thành phố phía nam.
Nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện (ngày 25/7/2013-25/7/2023) giữa Việt Nam-Hoa Kỳ và kỷ niệm Quốc khánh Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ (4/7/1776-4/7/2023), chiều ngày 30/6, tại Hà Nội, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã thân mật tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper.
Ngày 27/6, tại La Haye (Hà Lan), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Hà Lan Mark Harbers đã đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước.
Tại các cuộc làm việc với các lãnh đạo Hà Lan, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định vị trí đối tác hàng đầu của Hà Lan về thương mại, đầu tư và hợp tác thích ứng biến đổi khí hậu; nhấn mạnh quyết tâm thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc khuôn khổ Đối tác chiến lược Việt Nam-Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và nông nghiệp bền vững.
Ngày 21/6, tại buổi làm việc Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Tổng Giám đốc Cơ quan phát triển Pháp (AFD) khẳng định, AFD tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng cường năng lực xây dựng chính sách, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ tài chính trong các lĩnh vực phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, chuyển tải điện thông minh, sản xuất nhiên liệu xanh...
Từ ngày 22-23/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới được tổ chức. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng trả lời phỏng vấn báo chí, nhấn mạnh cam kết và quyết tâm của Việt Nam hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Sáng 8/6, phát biểu tại phiên thảo luận “Phát thải ròng bằng không, phát triển bền vững, đa dạng sinh học” trong khuôn khổ Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2023 ở Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh rằng, chuyển đổi sang kinh tế xanh, tuần hoàn và ít phát thải luôn là chủ trương phát triển xuyên suốt và nhất quán của Việt Nam.
Đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhấn mạnh, UNDP luôn coi trọng hợp tác với Việt Nam và sẽ nỗ lực hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực phục hồi kinh tế, ứng phó biến đổi khí hậu và ứng dụng công nghệ số trong y tế-giáo dục.
Chiều 18/10 tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp Đại sứ quán Anh tổ chức Hội thảo "Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, ứng dụng công nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu".