Ứng dụng khoa học trái đất và môi trường để ứng phó biến đổi khí hậu

NDO - Ngày 29/12, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Hội đồng Giáo sư Liên ngành Khoa học Trái đất-Mỏ, các Viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước tổ chức hội nghị khoa học quốc tế “Khoa học trái đất, mỏ, môi trường phục vụ chuyển đổi số, phát triển xanh, tuần hoàn và ứng phó các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu” (GREEN EME 2023).
0:00 / 0:00
0:00
Khởi động chương trình “Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn đến năm 2030”.
Khởi động chương trình “Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn đến năm 2030”.

Tại hội nghị, các nhà khoa học nhấn mạnh, biến đổi khí hậu toàn cầu, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, cuộc cách mạng nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội và nhiều thách thức cho phát triển bền vững.

Việt Nam là một trong những nước bị tổn thương mạnh nhất do biến đổi khí hậu và thiên tai, nhưng đang nỗ lực cao để đạt các mục tiêu phát triển bền vững và đạt mức thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào 2050, nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trong bối cảnh đó, việc đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong đào tạo, nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về khoa học trái đất và môi trường, khai thác mỏ (EME) trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để phát triển xanh, tuần hoàn và ứng phó biến đổi toàn cầu, phát triển bền vững, thịnh vượng, an toàn đất nước, khu vực và thế giới.

Ứng dụng khoa học trái đất và môi trường để ứng phó biến đổi khí hậu ảnh 1

Các đại biểu tham dự hội nghị

Khoa học trái đất, mỏ, môi trường là hướng nghiên cứu rất quan trọng có vai trò lớn trong sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long trước các thách thức về an ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu… Do đó, các nhà khoa học khối viện, trường phối hợp các địa phương, doanh nghiệp hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, giải quyết các thách thức cho khu vực.

Ông Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ

Tại hội nghị, các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia… trình bày, thảo luận các kết quả nghiên cứu, và trao đổi các vấn đề liên quan đến khoa học trái đất và môi trường, khai thác mỏ.

Đồng thời, hội nghị công bố, trao đổi các kết quả nghiên cứu nổi bật, chia sẻ và nhân rộng thành tựu, kinh nghiệm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, phát triển công nghệ về khoa học trái đất, mỏ, môi trường và các lĩnh vực liên quan phục vụ nâng cao hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững...

Hội nghị đề xuất các giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo liên quan đến thể chế, chính sách, phát triển khoa học, công nghệ giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi số… đáp ứng yêu cầu phát triển xanh, tuần hoàn và ứng phó với biến đổi toàn cầu.

Ứng dụng khoa học trái đất và môi trường để ứng phó biến đổi khí hậu ảnh 2

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị.

Trong khuôn khổ chương trình, Ban Tổ chức công bố chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn đến năm 2030”.

Khoa học trái đất, mỏ, môi trường là hướng nghiên cứu liên ngành mới, quan trọng, giúp có cái nhìn toàn diện, nhận diện thách thức mới của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay. Việc triển khai chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn đến năm 2030” đặt ra trách nhiệm lớn cho Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tham gia, đóng góp vào sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Chương trình hướng đến các mục tiêu: Phát triển kinh tế bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long để ứng phó với biến đổi khí hậu và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế-xã hội ở thượng nguồn sông Mekong.

Phát triển xã hội bền vững, hài hòa, góp phần đưa đồng bằng sông Cửu Long thành vùng văn minh sinh thái và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước để ứng phó với biến đổi khí hậu và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế-xã hội ở thượng nguồn sông Mekong.

Sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, ứng phó với biến đổi khí hậu và thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế-xã hội ở thượng nguồn sông Mekong.

Tích hợp đồng bộ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế-xã hội ở thượng nguồn sông Mekong và phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.