Lao động tại Công ty TNHH Bumjin Electronics Vina, Hàn Quốc, Quảng Ninh. (Ảnh: Thành Đạt)
Lao động tại Công ty TNHH Bumjin Electronics Vina, Hàn Quốc, Quảng Ninh. (Ảnh: Thành Đạt)

Những dấu ấn an sinh xã hội trong năm 2023

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong năm 2023, thị trường lao động tiếp tục được phục hồi, lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập của người lao động đều tăng so với năm 2022. Các chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tạo nên những dấu ấn về an sinh xã hội.

1. Xây dựng và hoàn thiện nhiều dự án luật quan trọng về an sinh xã hội

Công tác hoàn thiện thể chế về lĩnh vực an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm. Trong năm 2023, hồ sơ Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đồng thời, hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) cũng được trình Chính phủ để trình Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Những dấu ấn an sinh xã hội trong năm 2023 ảnh 1

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Khoa Nguyên Linh)

Song song với đó, Chính phủ cũng ban hành 6 nghị định, 1 nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 4 quyết định, và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành theo thẩm quyền 12 Thông tư về về lao động, người có công và xã hội.


Năm 2023, hồ sơ Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Đồng thời, hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) cũng được trình Chính phủ để trình Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.


Cùng với đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 24/4/2023 về việc phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 25/4/2023 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định. Ngày 8/12/2023, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ký Thỏa thuận hành chính với Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc để chính thức triển khai Hiệp định từ ngày 1/1/2024.

Đặc biệt, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tham mưu Ban Chỉ đạo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020; trình Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Những dấu ấn an sinh xã hội trong năm 2023 ảnh 2
Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan và Thứ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc Kim Hyejin ký thỏa thuận hành chính giữa hai bộ để triển khai Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về bảo hiểm xã hội. (Ảnh: Molisa).

Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bảo đảm đồng bộ, thống nhất, liên thông giữa các quy định của Đảng và Nhà nước, góp phần hoàn thiện thể chế về lao động, người có công và xã hội. Từ đó, làm cơ sở, tạo nền tảng pháp lý cho thực hiện chính sách an sinh xã hội; khắc phục, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực thi pháp luật trên các lĩnh vực công tác của bộ, ngành.

Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29/6/2023 về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.

Theo đó, từ ngày 1/7/2023, tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 12,5% đến 20,8% và tiếp tục điều chỉnh tăng thêm đối với người nghỉ hưu, hưởng bảo hiểm xã hội hằng tháng trước năm 1995 có mức hưởng dưới 3 triệu đồng/tháng.


Từ ngày 1/7/2023, tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hộitrợ cấp hằng tháng từ 12,5% đến 20,8% và tiếp tục điều chỉnh tăng thêm đối với người nghỉ hưu, hưởng bảo hiểm xã hội hằng tháng trước năm 1995 có mức hưởng dưới 3 triệu đồng/tháng.


2. Thị trường lao động tiếp tục phục hồi

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030; triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/1/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập quốc tế và các giải pháp, chương trình đề án về lao động-việc làm. Các giải pháp kết nối cung-cầu lao động, nhất là kết nối thông tin về lao động-việc làm giữa các tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào với các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm, được tăng cường.

Hệ thống thông tin thị trường lao động tiếp tục được quan tâm đầu tư, nhất là ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ thông tin trong kết nối cung-cầu lao động. Cùng với đó là tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm. Tính đến ngày 18/11/2023, hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 2 triệu lượt người, tăng 4,2% so với cùng kỳ.

Các địa phương đã theo dõi chặt chẽ, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kịp thời có những giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn rà soát, thực hiện đúng các chế độ, chính sách cho người lao động; tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm, đặc biệt các phiên giao dịch việc làm chuyên đề theo từng loại lao động, cụm doanh nghiệp để nhanh chóng kết nối việc làm cho người lao động; đẩy mạnh giải ngân vốn cho vay giải quyết việc làm, thông qua Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Qua đó, đến thời điểm 18/11/2023, chính sách đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 203 nghìn người.

Những dấu ấn an sinh xã hội trong năm 2023 ảnh 3

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo quý, giai đoạn 2020-2023 (Đơn vị:Triệu người) (Nguồn: GSO)

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,4 triệu người, tăng 666,5 nghìn người so với năm trước. Lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 19,5 triệu người, chiếm 37,3%; lực lượng lao động nữ đạt 24,5 triệu người, chiếm 46,7% lực lượng lao động của cả nước.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2023 là 68,9%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm 2022. Lực lượng lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ ước tính là 14,1 triệu người, chiếm 27%, tăng 0,5 triệu người so với năm 2022.

Những dấu ấn an sinh xã hội trong năm 2023 ảnh 4

Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giai đoạn 2019-2023. (Nguồn: GSO)

Số người thiếu việc làm trong độ tuổi là 918,5 nghìn người, giảm 79,8 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2023 là 2,01%, giảm 0,20 điểm phần trăm so với năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn (tương ứng là 1,61% và 2,26%).

Cả nước có gần 1,07 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giảm 14,6 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2023 là 2,28%, giảm 0,06 điểm phần trăm so với năm trước.

Số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ước tính đạt khoảng 155.000 người, đạt 129% so với kế hoạch năm, tăng 8,55% so với năm 2022. Hiện tại, có khoảng 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.


Năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,4 triệu người, tăng 666,5 nghìn người so với năm trước.


3. Điểm sáng về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến tháng 11/2023, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt 17,515 triệu người; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 14,304 triệu người.

Những dấu ấn an sinh xã hội trong năm 2023 ảnh 5

Lao động tìm hiểu thông tin tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội. (Ảnh: Nhật Quang)

Ước thực hiện cả năm, tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội khoảng 39,25%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp khoảng hơn 31,58%, đạt và vượt các mục tiêu đề ra.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp được tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời. Tính đến đến ngày 30/11/2023, tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là hơn 1 triệu người, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2022. Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là hơn 955.000 người, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2022. Qua đó, chính sách góp phần hỗ trợ người lao động bị mất việc làm bù đắp được chi phí tiền lương, ổn định cuộc sống; đồng thời kịp thời hỗ trợ tư vấn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, giới thiệu cho họ tìm kiếm việc làm mới.

Ước thực hiện cả năm, tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội khoảng 39,25%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp khoảng hơn 31,58%, đạt và vượt các mục tiêu đề ra.

4. Tuyển sinh học nghề ước đạt gần 2,3 triệu người

Ngày 4/5/2023, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 10/2/2023 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tuyển sinh học nghề năm 2023 ước đạt gần 2,3 triệu người, đạt mục tiêu kế hoạch.

Đến nay, cả nước có 1.886 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong số này có: 399 trường cao đẳng, 429 trường trung cấp và 1.058 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập là 684 cơ sở, chiếm 36,2%.

So với thời điểm ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW năm 2017, cả nước đã giảm 181 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tương đương tỷ lệ giảm 14%.

Tuyển sinh học nghề năm 2023 ước đạt gần 2,3 triệu người, đạt mục tiêu kế hoạch. Trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp: 530.000 người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác: 1,765 triệu người. Số người tốt nghiệp năm 2023 ước đạt hơn 2 triệu người, đạt kế hoạch; trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp: 346.000 người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác: 1,697 triệu người.

Đến nay, cả nước có 1.886 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập là 684 cơ sở, chiếm 36,2%.

5. Tiếp tục nâng cao đời sống người có công

Năm 2023, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 14/7/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng. Đồng thời, triển khai Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1007/QĐ-TTg ngày 30/8/2023 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Những dấu ấn an sinh xã hội trong năm 2023 ảnh 6

Đại biểu dự Hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2023, cùng các bạn trẻ. (Ảnh: Đăng Khoa)

Công tác chăm sóc người có công với cách mạng được quan tâm thực hiện hiệu quả. Việc tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ cấp thường xuyên cho hơn 1,1 triệu đối tượng với kinh phí thực hiện cả năm khoảng 29.000 tỷ đồng; trợ cấp một lần cho 2.332 người với tổng kinh phí 100 tỷ đồng.

Công tác thăm hỏi, tặng quà người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đến đúng đối tượng. Trong đó, các địa phương đã tặng quà Tết cho hơn 1,5 triệu đối tượng với kinh phí hơn 460,6 tỷ đồng; tặng quà dịp 27/7 cho gần 1,4 triệu đối tượng với kinh phí trên 427 tỷ đồng.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đã thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ cấp mới 187 bằng Tổ quốc ghi công; cấp lại 11.123 bằng Tổ quốc ghi công; cấp trích lục 200 hồ sơ liệt sĩ; tiếp nhận 3.475 mẫu hài cốt liệt sĩ và hơn 160 mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ để giám định ADN.

Tính đến ngày 20/11/2023, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cả nước vận động được trên 600 tỷ đồng, hỗ trợ xây mới khoảng 4.700 nhà tình nghĩa, sửa chữa khoảng 3.500 nhà tình nghĩa với tổng kinh phí hơn 580 tỷ đồng; tặng 10.500 sổ tiết kiệm với kinh phí hơn 27 tỷ đồng.

Cả nước có 2.950 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các tổ chức, cá nhân nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời. Ngân sách trung ương chi 600 tỷ đồng nâng cấp, tu bổ, sửa chữa mộ liệt sĩ, các công trình ghi công liệt sĩ cho các địa phương bảo đảm bền vững lâu dài, phát huy tính giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

6. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 2,93%

Các chính sách, chương trình giảm nghèo được thực hiện khá toàn diện và tương đối đầy đủ, đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện, nâng cao, an sinh xã hội luôn được bảo đảm. Ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, giảm 1,1% so với cuối năm 2022. Tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33%, giảm 5,62%. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82%, giảm 3,2%, đạt mục tiêu.

Những dấu ấn an sinh xã hội trong năm 2023 ảnh 7
Người dân thôn Vĩnh Tân, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) thu hoạch chè. (Ảnh: nhandan.vn)

Trong năm 2023, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo thường xuyên và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong đó, tập trung giải ngân vốn của Chương trình năm 2023; hướng dẫn các địa phương xây dựng Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2023.

Năm 2023, kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã phân bổ từ ngân sách trung ương là 12.692 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 3.526,635 tỷ đồng.

Kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển ước đến hết tháng 10/2023 là 4.496,116 tỷ đồng đạt 53%. Ước giải ngân vốn đầu tư phát triển đến hết năm 2023 đối với nguồn vốn kéo dài năm trước chuyển sang là 3.375,033 tỷ đồng đạt 100%, đối với kế hoạch vốn giao trong năm 2023 là 5.130,529 tỷ đồng đạt 95%. Kết quả giải ngân vốn sự nghiệp đến hết tháng 9/2023 là 972,675 tỷ đồng đạt 15%, ước giải ngân vốn sự nghiệp đến hết năm 2023 là 4.015,930 đạt 62%.

Phối hợp các bộ, ngành hướng dẫn các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo hiện hành. Đó là các chính sách như: Tín dụng ưu đãi; dạy nghề, hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, hỗ trợ tiền điện, chính sách trợ giúp pháp lý.

Kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên bố trí từ ngân sách trung ương năm 2023 ước hơn 20 nghìn tỷ đồng. Hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp hỗ trợ các hộ nghèo không còn khả năng lao động từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa. Ước thực hiện kế hoạch tín dụng năm 2023 tổng dư nợ đạt 321.648 tỷ đồng.

back to top