Suối A Lào, thôn Tà Lao, xã Tà Long, huyện Đakrông (Quảng Trị) là điểm du lịch sinh thái lý tưởng.

Giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước

Hiện nay, trong bối cảnh tác động ngày càng tiêu cực và khó dự báo của biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước là vấn đề được các bộ, ngành, chính quyền địa phương và người dân đặc biệt quan tâm. Yêu cầu đặt ra là cần xây dựng định hướng, mục tiêu và các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước cho người dân.
Công nhân Trạm bơm Quế 2, huyện Kim Bảng (Hà Nam) kiểm tra máy móc trước khi vận hành.

Đáp ứng nguồn nước cho sản xuất lúa vụ đông xuân

Với mực nước các hồ chứa thủy lợi khu vực Bắc Bộ đạt mức tốt và hai đợt xả từ các hồ thủy điện nên dự báo nguồn nước cho vụ lúa đông xuân 2023-2024 các địa phương vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ cơ bản đáp ứng sản xuất. Mặc dù vậy, để tránh lãng phí nguồn nước, các địa phương cần chủ động lấy nước phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Nam Á trước thách thức khan hiếm nước

Khan hiếm nước ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết, là nguyên nhân gây xung đột, đe dọa an sinh và ổn định ở khu vực Nam Á. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), Nam Á hiện có khoảng 2 tỷ dân và tăng với tốc độ trung bình 1,7%/năm. Điều đó có nghĩa khu vực đông dân nhất thế giới này sẽ ngày càng khát nước.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống thiên tai. (Ảnh THANH VÂN)

Hiện đại hóa lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai

Biến đổi khí hậu, khai thác nước thượng nguồn và phát triển kinh tế nội tại đang khiến các vấn đề thiên tai, ô nhiễm môi trường tại Việt Nam ngày càng gia tăng, khó lường hơn. Những thách thức này đòi hỏi lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai cần đẩy nhanh áp dụng khoa học-công nghệ nhằm giảm đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đó đối với dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Bổ sung, chỉnh lý nhiều quy định về bảo đảm an ninh và phục hồi nguồn nước

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã bổ sung nội dung bảo đảm an ninh nguồn nước vào nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đồng thời làm nổi bật những nguyên tắc chung, ưu tiên trong quản lý tài nguyên nước.
Người dân Bangladesh canh tác trên một trang trại nổi ở Nazirpur, Pirojpur. (Ảnh minh họa: Reuters)

Trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước

Nhiều khu vực trên thế giới đang loay hoay giải quyết bài toán khô hạn, vốn ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống mưu sinh của người dân. Nhân Ngày Lương thực thế giới (16/10) năm nay, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi thế giới chung tay quản lý hiệu quả, bền vững tài nguyên nước, vì an ninh lương thực và tương lai của hành tinh xanh.
Quang cảnh hồ chứa nước Ngàn Trươi tại tỉnh Hà Tĩnh. (Ảnh: Cục Thủy lợi)

Các công trình thủy lợi bảo đảm phục vụ khoảng 4,28 triệu ha đất nông nghiệp

Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay cả nước có hơn 86.200 công trình thủy lợi, trong đó 6.750 hồ chứa, 27.754 cống các loại, 16.057 đập tạm; 900 hệ thống thủy lợi có quy mô phục vụ từ 200ha trở lên, 122 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với diện tích phục vụ hơn 2.000ha.
Họp báo giới thiệu về Triển lãm và Hội thảo quốc tế lần thứ 14 về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước, xử lý nước thải tại Việt Nam.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lần thứ 14 về ngành cấp thoát nước

Ngày 12/9, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp Công ty Informa Markets Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu về Triển lãm và Hội thảo quốc tế lần thứ 14 về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước, xử lý nước thải tại Việt Nam (VIETWATER 2023) và Triển lãm về vận tải, xử lý chất thải và công nghệ môi trường tại Việt Nam (WETV2023).
Vận hành hệ thống cấp nước tại Nhà máy nước mặt sông Đuống (Hà Nội). (Ảnh MINH HÀ)

Thúc đẩy các giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước

Việt Nam là một trong số năm quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu, trong đó tài nguyên nước đang đứng trước thách thức rất lớn do những diễn biến bất thường về lượng mưa, nước biển dâng và nhất là những tác nhân từ việc khai thác bừa bãi, sử dụng quá mức dẫn tới nguồn nước đang "quá ít" và "quá bẩn".
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm và nghiêm trọng hơn tại các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh Viết Chung)

Biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên nước

Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, làm thay đổi chế độ thủy văn dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên và khó dự đoán, nhất là đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm ở nước ta hiện nay.
Vì sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong

Vì sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4, diễn ra tại Thủ đô Vientiane của Lào, với chủ đề “Đổi mới và hợp tác nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong”. Chuyến công tác của Thủ tướng tiếp tục khẳng định cam kết và đóng góp của Việt Nam trong việc tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên của Ủy hội, cũng như với các đối tác vì sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong, cũng như của khu vực và thế giới.
Nông dân tỉnh Tiền Giang thu hoạch lúa năm 2022. (Ảnh: Nguyễn Sự)

Bảo đảm nguồn nước cho vụ đông xuân khu vực Nam Bộ

Vụ thu đông, mùa năm 2022 ở khu vực Nam Bộ có năng suất, sản lượng lúa tăng so cùng kỳ năm trước. Đạt được kết quả này là do bà con nông dân gieo sạ trong khung thời vụ tốt nhất nên không bị ảnh hưởng do lũ và né tránh hạn mặn. Tuy nhiên, đây cũng là vụ sản xuất gặp những khó khăn do giá vật tư nông nghiệp, dịch vụ máy cày, xới, thu hoạch tăng và khan hiếm lao động dẫn đến làm tăng chi phí đầu tư, lợi nhuận của nông dân bị giảm.