Làng nghề truyền thống nón lá Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội)

Làng nghề truyền thống trước áp lực hiện đại hóa

Trong dòng chảy phát triển của nền kinh tế thị trường, các làng nghề truyền thống như mây tre đan, gốm sứ, thêu ren từng là niềm tự hào của nhiều địa phương nay đang đối diện với những thách thức lớn. Một mặt, nhu cầu tiêu dùng thay đổi, công nghệ sản xuất mới ra đời, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Mặt khác, áp lực hiện đại hóa đặt ra bài toán nan giải: làm thế nào để duy trì bản sắc làng nghề mà vẫn thích nghi với xu thế phát triển?
Làng đan lát Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, thành phố Huế) tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương

Định vị giá trị làng nghề trong công nghiệp văn hóa

Trong dòng chảy của toàn cầu hóa và sự bùng nổ của kinh tế sáng tạo, công nghiệp văn hóa đang dần trở thành một trong những nhóm ngành quan trọng, góp phần vào sự thịnh vượng của các quốc gia. Phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những phương cách phát triển sức mạnh mềm của văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới, tạo hiệu ứng tốt để phát triển kinh tế. Trong đó, các làng nghề truyền thống có thể được xem như những “viên ngọc quý” cần được mài giũa và phát huy hiệu quả.
Lễ hội truyền thống Điện Huệ Nam được xem là một festival văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô.

Huế có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận

Ngày 11/12, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có các Quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội truyền thống Điện Huệ Nam và Nghề thủ công truyền thống Làm bún Vân Cù.
Sản phẩm của làng nghề Kiêu Kỵ tinh xảo và có giá trị cao.

Làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ hồi sinh

Trong văn hóa Việt Nam, các đồ dát vàng quỳ có vị trí hết sức quan trọng. Hầu hết các các di tích đình, đền, chùa, miếu đều có hoành phi, câu đối, tượng thờ… được dát vàng; ngoài ra, vàng quỳ còn được sử dụng trong cả nghệ thuật đương đại. Tuy nhiên, cả nước chỉ có một làng nghề làm vàng quỳ. Đó là làng Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Từ chỗ đứng trước nguy cơ mai một, nghề dát vàng Kiêu Kỵ đang hồi sinh mạnh mẽ.
Hát múa Sắc bùa làng Phò Trạch (huyện Phong Điền) tham gia biểu diễn tại Lễ hội Festival Huế.

Những người “lưu giữ” văn hóa làng

Là vùng đất cố đô, Thừa Thiên Huế mang trong mình bao trầm tích văn hóa. Ngoài những di sản vật thể và phi vật thể đã được nhân loại vinh danh, văn hóa làng, xã cũng như lối sống và cốt cách đã làm nên bản sắc riêng có của con người xứ Huế, cần được bồi đắp, phát huy trong thời đại mới và được ví như sợi dây gắn kết, “níu giữ” đạo đức, nguồn cội. Đã có nhiều người mải mê theo đuổi với văn hóa làng, xã ấy bằng niềm đam mê và tình yêu quê hương tha thiết.
Chị Giàng Thị Say giới thiệu sản phẩm lưu niệm làm từ vải lanh.

Người H’Mông Hà Giang dệt lanh ở Lạng Sơn

Tuy đơn giản và thô sơ, nhưng chiếc khung cửi dệt vải lanh của chị Giàng Thị Say, Giám đốc Hợp tác xã Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang nhận được sự quan tâm của du khách tham dự Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11, tại tỉnh Lạng Sơn.
Những bản khắc tranh dân gian bằng gỗ ở một cửa hàng khắc dấu trên phố Hàng Quạt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

[Ảnh] Thổi hồn văn hóa dân tộc vào những miếng gỗ vuông tròn

Gắn liền với một phần văn hóa của dân tộc Việt Nam, triện khắc không chỉ là một nghề thủ công, mà từ lâu đã trở thành môn nghệ thuật trang trọng có quan hệ mật thiết với thư pháp. Đâu đó ở những góc phố cổ của Thủ đô, lẫn trong nhịp sống hiện đại ngày càng hối hả, các nghệ nhân triện khắc hiếm hoi còn sót lại vẫn miệt mài sáng tạo, nỗ lực giữ nghề gia truyền trước những quy luật và vòng xoáy của thời gian.
Đồng muối Sa Huỳnh không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn có giá trị văn hóa, lịch sử của người dân Sa Huỳnh cổ.

Hạ tầng đồng muối Sa Huỳnh xuống cấp cần được cải tạo, nâng cấp

Theo Sở Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, cơ sở hạ tầng đồng muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, do xây dựng đã quá lâu nên tuyến đê biển, đê ngăn lũ, hệ thống thủy lợi, giao thông hiện đã bị xuống cấp, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của diêm dân.
Ruộng bậc thang ở thôn Lùng Vài, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang. (Ảnh Lê Na)

Mùa vàng Phương Độ

Phương Độ mùa lúa chín. Chim rừng trú trong từng khóm cây bụi hót vang từ sáng tới chiều. Cách trung tâm thành phố Hà Giang không xa, xã Phương Độ mang đến nét chấm phá riêng, níu lòng du khách. Dường như, chỉ nơi đây, những mái nhà sàn của người Dao áo dài mới có đặc trưng bốn mùa đều thẫm rêu xanh và mùa nào trong năm cũng miên man sương khói.
Du khách trải nghiệm hoạt động vẽ sáp ong tại Sa Pa (Lào Cai).

Khai thác giá trị văn hóa đặc trưng bản địa thành sản phẩm du lịch

Gây dựng thương hiệu cho thổ cẩm BaNa; tạo chuỗi sản phẩm, dịch vụ trải nghiệm văn hóa của đồng bào H’Mông..., nhiều nhóm phụ nữ yêu văn hóa truyền thống đã và đang tâm huyết đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc trưng bản địa, đem đến sinh kế bền vững cho người dân địa phương.
Thực hành nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam. (Ảnh: KHIẾU MINH)

Cần có cơ chế tôn vinh cộng đồng bảo vệ, gìn giữ di sản

Với việc tiếp thu, kế thừa kỹ năng, tri thức dân gian, nhiều cá nhân, cộng đồng thực hành ở các địa phương nước ta đã và đang khẳng định vai trò trung tâm trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Một số cộng đồng đã nỗ lực tự thân duy trì, hồi sinh và đưa các di sản đó đi vào đời sống. Tuy nhiên, chế độ, chính sách vinh danh, đối đãi nhóm đối tượng này chưa thật sự thấu đáo.
Những chiếc võng dây tra được làm từ bàn tay khéo léo của bà Nguyễn Thị Đẹp.

Mộc mạc cánh võng miền tây, tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn

Ở miền Tây Nam Bộ, chiếc võng quê được đan bằng nhiều chất liệu khác nhau. Có người dùng tàu chuối sứ phơi khô rồi tuốt bỏ lá lấy dây đan; người dùng dây bình bát, lục bình hay dây tra. Mỗi loại có độ bền khác nhau, nhưng có lẽ chiếc võng dây tra là bền hơn cả.
Các vườn đào Tết ở phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình) đều có hiện tượng héo lá, nỏ cành, rồi chết dần.

Nhiều đào Tết ở Thái Bình chết do thối rễ

Như Báo Nhân Dân đã phản ánh, trong thời gian gần đây hơn 12 nghìn gốc đào rừng và đào giống tại làng trồng đào nổi tiếng thuộc phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình) chết hàng loạt. Hiện tượng cây rũ lá, nỏ cành vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, gây tâm lý lo lắng cho người trồng đào Tết.
Nghệ nhân Phan Thị Thuận.

Giữ nghề dệt lụa truyền thống

Trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa tơ là một trong những nghề truyền thống lâu đời và phát triển bậc nhất của Việt Nam. Xã Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) vốn được mệnh danh là “Thủ đô dâu tằm” của miền bắc. Mang trong tim một niềm tự hào mãnh liệt, nghệ nhân Phan Thị Thuận vẫn luôn miệt mài giữ gìn và nâng tầm nghề truyền thống của quê hương.

Cụ bà Đỗ Thị Quảng (trái), năm nay đã ngoài 80 tuổi đã có gần 60 năm làm nghề đan đát còn cụ bà Phạm Thị Diễm Lệ, năm nay 72 tuổi, có hơn 50 năm trong nghề.

Giữ “hồn” nghề đan đát

Kiên Giang ai vẽ thành tranh núi rừng xanh, nhìn nước biển xanh... câu hát trong ca khúc “Đất biển Kiên Giang” của nhạc sĩ Lý Dũng Liêm gợi lên vẻ đẹp non nước hữu tình của mảnh đất cuối trời tây nam. Nét đẹp của Kiên Giang không chỉ về cảnh vật, tài nguyên mà còn có những làng nghề và nghề truyền thống mang đậm hơi thở hồn quê của vùng đất Nam Bộ.