Chuyện người thợ "bán hơi" bên bễ đỏ lửa

NDO -

Con đường đê men theo bờ sông tại thôn Giáp Long, xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, Hà Nội, chúng tôi được người dân giới thiệu đến nhà ông Hồ Văn Gừng, người giữ lửa nghề thổi thủy tinh truyền thống tại đất "trăm nghề".

Chuyện người thợ "bán hơi" bên bễ đỏ lửa
1646240411927.jpg -0
 Tại xưởng thủy tinh đang đỏ lửa của mình, ông Hồ Văn Gừng (72 tuổi), người gắn bó hơn 40 năm với nghề làm thủy tinh đang cho ra đời những mẻ bóng đèn dầu còn đương nóng hổi. (Ảnh: Minh Duy) 
1646240594299.jpg -0
 Trước đây, ông Gừng làm việc tại nhà máy thổi ống tiêm thủy tinh của Bộ Y tế. Sau một thời gian làm nghề, với sự sáng tạo và ý chí cầu tiến, đến đầu những năm 1970, ông Gừng ấp ủ nguyện vọng mang nghề thổi thủy tinh đã được trau dồi về hướng dẫn lại cho bà con ở quê nhà. (Ảnh: Minh Duy) 
1646240594297.jpg -0
 Từ đó, với những chiếc bóng đèn đã qua sử dụng, một lần nữa, ông Gừng đã hướng dẫn bà con thổi thành những đồ vật trong gia đình. (Ảnh: Minh Duy) 
1646240594294.jpg -0
 Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính kiên nhẫn của người thợ. Một người thợ thành thạo phải biết phân biệt các loại thủy tinh, cảm nhận được nhiệt độ của ngọn lửa và điều khiển được hơi thở của mình để tạo ra hình dáng thủy tinh như mong muốn. Vì thế, công đoạn học nghề phải trải qua ít nhất là 2 năm. (Ảnh: Minh Duy) 
ABC -0
 Để cho ra những chiếc chụp đèn thế này, ông Gừng và những người thợ phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt bên cạnh một ngọn lửa khò với nhiệt lượng rất lớn khoảng 800 độ C, thậm chí đối với một số loại thủy tinh nhập ngoại thì nhiệt độ cần thiết phải trên 1.000 độ C. (Ảnh: Minh Duy) 
ABC -0
 Đầu tiên, những chiếc ống thủy tinh sẽ được cắt nhỏ ra dưới ngọn lửa nóng. (Ảnh: Minh Duy) 
ABC -0
 Sau đó, cũng dưới ngọn lửa này, ông Gừng sẽ tiến hành thổi và dùng tay để xoay tạo hình cho những mảnh thủy tinh theo từng ý tưởng. Có lẽ vì vậy, người thợ già cũng hóm hỉnh gọi đùa đây là nghề "bán hơi". (Ảnh: Minh Duy) 
ABC -0
Thêm bước trang trí cho sản phẩm có nhiều hình thù như mong muốn. (Ảnh: Minh Duy) 
ABC -0
 "Mùa lạnh thì đỡ, mùa nóng sẽ khó chịu hơn khi phải làm việc liên tục với ngọn lửa đang bốc lên phừng phực", ông Gừng chia sẻ. Làm việc một lúc, người thợ cần được nghỉ ngơi, vì nhiệt lượng lớn gây ảnh hưởng không nhỏ tới mắt, da dẻ bị hanh khô. (Ảnh: Minh Duy) 
ABC -0
 Dù đã ngoài 70 và phải làm công việc vất vả, nhưng ông Gừng vẫn hằng ngày cố để gian xưởng của mình luôn đỏ lửa. Ông quan niệm rằng việc giữ nghề và truyền nghề thủ công cho thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. (Ảnh: Minh Duy) 
ABC -0
Sau khi hoàn thành, những sản phẩm này sẽ được chuyển đến tay người tiêu dùng. Những sản phẩm thủy tinh tinh xảo của thương hiệu một thời "Thống Nhất" ngày nay vẫn được người dân ưa chuộng là một minh chứng cho sự đa dạng của mảnh đất "trăm nghề" văn hiến. (Ảnh: Minh Duy)