Chăm sóc lợn giống tại một trang trại chăn nuôi ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội).

Tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi

Sau hơn ba năm triển khai Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, hiện ngành chăn nuôi còn một số điểm nghẽn: Dịch bệnh trên đàn vật nuôi vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, chi phí đầu vào tăng, giá thành sản phẩm không ổn định… Thực tế này khiến nhiều doanh nghiệp, người chăn nuôi lao đao, đòi hỏi cần được tháo gỡ ngay để nâng cao sức cạnh tranh.
(Ảnh: Thành Đạt)

Ngành chăn nuôi chuyển mình, ‘nút thắt’ chi phí đang dần được tháo bỏ

Giá nguyên liệu thức ăn, dịch bệnh và biến đổi khí hậu là những yếu tố tác động lớn đến ngành chăn nuôi nước ta. Đặc biệt, giá nông sản thế giới luôn được các doanh nghiệp đánh giá là yếu tố rủi ro hàng đầu do bị phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, năm 2024, bài toán tiết giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa đang bắt đầu được tháo gỡ…
Mô hình chăn nuôi gà sử dụng chế phẩm vi sinh ở xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

Những thách thức của ngành chăn nuôi

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2023, ngành chăn nuôi đã đạt một số kết quả khả quan: Đàn vật nuôi cơ bản phát triển tốt; sản lượng thịt hơi các loại đạt 7,79 triệu tấn, tăng 6,38% so với năm 2022, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tiếp tục hướng đến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi (SPCN). Tuy nhiên, để phát triển ổn định trong năm 2024, ngành cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu để ứng phó những thách thức từ thực tế.
Nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học tại huyện Xuân Lộc, Đồng Nai. (Ảnh: nhandan.vn)

Quản lý môi trường chăn nuôi theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, giảm phát thải

Ngành chăn nuôi ở Việt Nam đóng góp hơn 25% vào GDP của ngành nông nghiệp. Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, sự phát triển của ngành này cũng đặt ra nhiều thách thức về bảo vệ môi trường và phát thải khí nhà kính. Do đó, quản lý môi trường ngành chăn nuôi theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính và chuyển dịch năng lượng có vai trò quan trọng.
Ảnh minh họa.

Cơ hội cho ngành chăn nuôi Việt Nam sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ

Với việc Việt Nam và Mỹ chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, một chương mới đã được mở ra cho không chỉ trong lĩnh vực ngoại giao giữa hai nước, mà còn cả với lĩnh vực nông nghiệp của nước ta. Bên cạnh việc ngành chăn nuôi Việt Nam có thể tiếp cận với nguồn cung nguyên liệu thô từ Mỹ, xuất khẩu thủy sản của nước ta dự kiến cũng sẽ củng cố được vị thế của mình tại thị trường này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giảm là cơ hội để tăng tái đàn

Sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, chi phí đầu vào tăng cao, thị trường tiêu thụ không ổn định ngành chăn nuôi nước ta đã phục hồi trở lại. Trong bối cảnh giá các mặt hàng nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi hạ nhiệt và giá thịt lợn duy trì ổn định ở mức tốt, liệu đây có phải là cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tái đàn?
(Ảnh: Reuters)

Nguồn cung đậu tương từ Mỹ và tác động tới ngành chăn nuôi Việt Nam

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tuần trước đã gây bất ngờ cho thị trường, khi công bố ước tính diện tích canh tác đậu tương năm nay của nước này ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới thị trường đậu tương quốc tế, mà dự kiến sẽ còn tác động đáng kể tới ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Giá lợn hơi tăng mạnh, các doanh nghiệp chăn nuôi dần có lãi

Sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề kể từ sau đại dịch Covid-19, ngành chăn nuôi nước ta đã bước đầu ghi nhận sự khởi sắc. Từ quý II năm nay, giá lợn hơi tăng mạnh đang nhen nhóm niềm vui trở lại cho các hộ nông dân và doanh nghiệp. Liệu đây là dấu hiệu cho chu kỳ mới của ngành hay vẫn chỉ là một đợt hồi phục ngắn?
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẽ duy trì xu hướng giảm nửa cuối năm 2023

Giá nông sản thế giới mặc dù đã giảm xuống gần với mức thấp nhất trong 2 năm qua nhưng thị trường lại bất ngờ hồi phục mạnh vào tuần trước. Liệu mối lo về chi phí thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp Việt Nam vừa được xoa dịu sẽ một lần nữa quay trở lại như 2 năm qua?
Chăm sóc đàn gà tại Trang trại chăn nuôi ở xã Thụy An, huyện Ba Vì. (Ảnh Vũ Sinh)

Gỡ khó cho ngành chăn nuôi gia cầm

Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, đàn gia cầm của cả nước phát triển khá nhanh, giai đoạn từ năm 2018 đến 2022, tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,3%/năm, hiện tổng đàn có hơn 551 triệu con. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, do nhiều nguyên nhân, năm 2023, ngành chăn nuôi gia cầm đang phải đối mặt với những thách thức và để vượt qua khó khăn cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu.
Ảnh minh họa: THÀNH ĐẠT

Gỡ khó cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Thời gian qua, giá sản phẩm chăn nuôi (giá lợn hơi, gia cầm,…) luôn thấp hơn so với giá thành sản xuất, trong khi giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, khiến nhiều trang trại, nông hộ điêu đứng, thậm chí phải “treo chuồng”. Có ý kiến cho rằng, để ngành chăn nuôi ổn định sản xuất, tiêu thụ được nhiều sản phẩm trong thời gian tới là “bài toán” không dễ tìm ra lời giải.
(Ảnh: Reuters)

Ngược dòng nhóm nông sản, vì sao giá khô đậu tương vẫn duy trì ở vùng giá cao nhất trong gần 1 thập kỷ?

Chỉ trong vài tuần vừa qua, hầu hết giá các loại nông sản đều trải qua đợt giảm mạnh. Giá ngô ghi nhận mức giảm 6%, giá lúa mì lao dốc và thấp hơn 12% so hồi đầu năm 2023. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi nước ta vốn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu vẫn chưa thể nhẹ gánh khi giá khô đậu tương đang đi ngược xu hướng chung và tiến sát vùng đỉnh 10 năm qua.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Ngành chăn nuôi và bài toán vượt khó trong quý I/2023

Bất chấp những thách thức ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành chăn nuôi nước ta vẫn đạt được một số thành tựu và bước tiến quan trọng. Được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2023, thế nhưng liệu những khó khăn đối với các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất đã được giải quyết?
Nông dân xã Thủy Bằng, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế, chăm sóc đàn lợn. (Ảnh: Hoàng Anh)

“Chìa khóa” thúc đẩy ngành chăn nuôi

Có ý kiến cho rằng, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong giai đoạn hội nhập thì việc phòng, chống dịch bệnh tốt cho vật nuôi và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh là “chìa khóa” chính. Hiện nhiều địa phương đang tập trung xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, từng bước tiến tới nhân rộng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh trong cả nước.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Chu kỳ biến động của giá nông sản đang mở ra cánh cửa mới cho ngành chăn nuôi trong quý IV/2022

Giá các mặt hàng nông sản làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất thức ăn chăn nuôi liên tục tăng lên và duy trì ở mức cao kể từ đầu năm 2021 đến nay vẫn luôn là mối bận tâm và vấn đề nan giải mà các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước đang đối mặt. Tuy nhiên, triển vọng ngành đang tích cực hơn trong quý IV tới khi áp lực chi phí giảm bớt và giá thịt heo ổn định dần.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Ngành chăn nuôi lo giá nguyên liệu cho thức ăn tăng cao

Chi phí nhập khẩu nông sản đẩy giá thức ăn chăn nuôi nước ta lại một lần nữa tăng lên từ đầu tháng 5 này, trong khi giá thịt lợn vẫn chỉ đang ở trong xu hướng đi ngang. Các doanh nghiệp chăn nuôi nước ta vẫn đang loay hoay thoát khỏi thế gọng kìm này trong bối cảnh nguồn cung nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi trở nên thắt chặt hơn.

Ảnh minh họa.

Thị trường nông sản vẫn đứng trước rủi ro tăng giá trong thời gian tới

Kể từ khi chiến sự giữa Nga và Ukraine diễn ra, nhiều quốc gia trên thế giới đã phải trải qua cuộc khủng hoảng lương thực do tác động từ việc gián đoạn xuất khẩu ở khu vực Biển Đen. Đối với nước ta, ngành chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi giá nông sản làm nguyên liệu đầu vào cũng tăng liên tục và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Ảnh minh họa. (Ảnh: Reuters)

Dòng chảy nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Argentina được nối lại nhưng sức ép về giá vẫn lớn

Giá nông sản thế giới tăng vọt trong giai đoạn qua do ảnh hưởng từ căng thẳng giữa Nga và Ukraine không còn là điều xa lạ với thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, việc các quốc gia sản xuất tiếp tục áp dụng các chính sách khiến xuất khẩu trở nên khó khăn hơn đang tạo thêm gánh nặng cho ngành chăn nuôi khi phải phụ thuộc vào nguyên liệu sản xuất thức ăn từ nước ngoài.