Ảnh: Reuters

Ai Cập với mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng xanh

Tại hội nghị quốc tế về chuyển đổi năng lượng diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm Năng lượng Ai Cập 2024 (Egypt Energy Show - EGYPES 2024) ở trung tâm hội nghị quốc tế Al Manara tại New Cairo, Bộ trưởng Dầu khí và Tài nguyên khoáng sản Ai Cập Tarek El Molla khẳng định cam kết của nước này đối với xu hướng toàn cầu sử dụng hydro và các nguồn năng lượng sạch, đồng thời kêu gọi tăng cường viện trợ cho các nước châu Phi để đạt được quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng và an toàn.
Vai trò trú ẩn của bạc sẽ sớm ‘nhường chỗ’ cho ứng dụng năng lượng xanh

Vai trò trú ẩn của bạc sẽ sớm ‘nhường chỗ’ cho ứng dụng năng lượng xanh

Bạc vốn được coi là một loại tài sản tích trữ, là “hầm trú ẩn an toàn” để tránh những tác động lớn từ điều kiện kinh tế vĩ mô, lãi suất, biến động tiền tệ đặc biệt là đồng USD. Những vai trò truyền thống này được dự báo sẽ sớm bị soán ngôi trong dài hạn bởi tính ứng dụng đầy triển vọng của bạc trong hoạt động sản xuất năng lượng mặt trời. Nói cách khác, vai trò của bạc trong công nghiệp sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Những tua-bin gió của trang trại điện gió Phú Nguyên Tây.

Trang trại điện gió khổng lồ trên cao nguyên Vân Nam, Trung Quốc

Tham gia chương trình giao lưu hợp tác truyền thông Mê Công-Lan Thương do Nhân Dân nhật báo của Trung Quốc tổ chức, Đoàn nhà báo đến từ các nước Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã được tới thăm Dự án trang trại điện gió Phú Nguyên Tây ở tỉnh Vân Nam - cơ sở điện gió có công suất lắp đặt lớn nhất trên cao nguyên tại Trung Quốc. Sừng sững trên độ cao 2.100m so với mực nước biển, 135 tua-bin gió khổng lồ sải cánh giữa cao nguyên lộng gió và thảm rừng xanh. Với tổng công suất lắp đặt 800MW, Phú Nguyên Tây trở thành biểu tượng trang trại điện gió thông minh, thân thiện với môi trường ở tỉnh Vân Nam, đóng góp quan trọng vào nỗ lực thực hiện mục tiêu chung của Trung Quốc về trung hòa các-bon.
Điện mặt trời được đánh giá có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng của ngành sản xuất FDI tại Việt Nam. Trong ảnh, một dự án điện mặt trời do Công ty CMES triển khai lắp đặt tại Công ty TNHH CJ Foods Việt Nam, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Việt Nam là thị trường hấp dẫn cho đầu tư phát triển năng lượng mặt trời phân tán

Trước nhu cầu lắp đặt năng lượng mặt trời trên mái nhà tăng cao trong lĩnh vực sản xuất FDI tại Việt Nam, dẫn đầu là lĩnh vực điện tử/bán dẫn và dệt may, Việt Nam được xem là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển năng lượng mặt trời phân tán.
Công nhân Công ty cổ phần DAP VINACHEM tại Khu công nghiệp Ðình Vũ (Hải Phòng) vận hành máy phát điện tua-bin hơi nước. (Ảnh NGÔ QUANG DŨNG)

Doanh nghiệp ứng phó với tình trạng thiếu điện

Hơn hai tuần qua, tình trạng thiếu điện đã diễn ra ở khắp các tỉnh, thành phố miền bắc, ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Ðể ứng phó với tình trạng thiếu điện, chính quyền một số tỉnh, thành phố đã có phương án điều chỉnh cấp điện, các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ thực hiện các giải pháp cắt giảm, tiết kiệm năng lượng để bảo đảm duy trì sản xuất.
Lắp đặt tấm pin mặt trời tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil. (Ảnh: EL PAIS)

Giải pháp năng lượng sạch tại Mỹ Latin và Caribe

Mỹ Latin và Caribe hiện là một trong những khu vực giàu tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sạch. Nhiều quốc gia tại đây đang triển khai các dự án quy mô lớn để hướng tới mục tiêu chung là đạt hơn 300 gigawatt năng lượng tái tạo vào năm 2030, tương đương khoảng 70% lượng điện từ tất cả các nguồn phát điện kết hợp của khu vực hiện nay.
Giáo sư Dan M. Kammen.

Giáo sư Dan M.Kammen: "Cần đẩy nhanh ứng dụng công nghệ trong phát triển năng lượng xanh"

"Mục tiêu phát triển công nghệ năng lượng xanh đến mốc 2050 bị tụt lại khá xa, cho nên chúng ta cần phải có thêm nhiều phát kiến, đổi mới sáng tạo. Các chính phủ cần phải cam kết nhiều hơn trong việc có các kế hoạch về phát triển năng lượng xanh", Giáo sư Dan M.Kammen chia sẻ.