Những làng mới xây sau biến cố thiên tai ở huyện Nam Trà My giúp bà con nhân dân vững chãi ổn định cuộc sống.

Tái thiết những nóc làng sau biến cố thiên tai

Biến cố trong đời thường bám víu ký ức những người từng trải. Ám ảnh, sợ hãi hay mầm sống sinh sôi dựa tất thảy vào ý chí vững chãi ở mỗi người. Những ngôi làng, nóc nhà miền núi cao xã Trà Vân, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) là nơi chứa đầy ký ức đau thương của sạt lở núi kéo theo nhiều người đi mãi. Cũng từ nơi ấy, dân làng trụ vững đi tiếp hành trình sống bên rừng thiêng bao đời. Họ, cùng nhiều trợ lực khác, vững chãi tái thiết cuộc sống mới sau thảm họa thiên tai.
Hỗ trợ gạo và cây trồng rừng giúp bà con vùng thủy điện ổn định cuộc sống và bảo vệ rừng tốt hơn.

Hỗ trợ cây trồng rừng và gạo cho người dân vùng thủy điện huyện Nam Trà My

Sáng 5/12, Ủy ban nhân dân xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam phối hợp Nhà máy thủy điện Nước Biêu trao cây trồng rừng và hỗ trợ gạo cho người dân sinh sống ở khu vực nhà máy thủy điện. Đây là xã đầu tiên của huyện miền núi Nam Trà My thực hiện chính sách hỗ trợ sinh kế lâu dài cho bà con khu vực có công trình, nhà máy thủy điện.
Trao cây giống sâm Ngọc Linh (đợt 1) cho các hộ dân ở huyện Nam Trà My.

Cung ứng cây giống sâm Ngọc Linh cho người dân huyện Nam Trà My

NDO- Sáng 11/10, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có công văn thống nhất chủ trương cung ứng 5.333 cây giống sâm Ngọc Linh 1 năm tuổi cho huyện miền núi Nam Trà My.
Sâm Ngọc Linh củ khi đưa vào bán tại phiên chợ sâm Ngọc Linh hằng tháng được các cơ quan chức năng kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.

Quảng Nam tăng cường quản lý chất lượng sâm Ngọc Linh

Chiều 2/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã phát đi công văn yêu cầu các sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan tăng cường công tác quản lý chất lượng sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tập trung ngăn ngừa các hành vi quảng cáo, mua bán sản phẩm sâm Ngọc Linh giả trên các mạng xã hội và tăng cường hoạt động kiểm tra nguồn gốc xuất xứ sâm Ngọc Linh củ.
Cây cầu dẫn vào làng Tăk Chươm

Sức sống mới ở ngôi làng mang tên họ Hồ tại Nam Trà My

Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện có 10 xã với 3 dân tộc chính: Bh’noong, Xê Đăng và Ca Dong chiếm 97% toàn địa bàn, trong đó có khoảng 85% người dân mang họ Hồ để ghi nhớ công ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Làng văn hóa Tăk Chươm (thôn 2, xã Trà Mai) là một trong những làng văn hóa ở Nam Trà My có đông người dân mang họ Hồ.
Hiện trường các lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm kiếm những người mất tích trong vụ sạt lở đất tại khu vực Tiểu khu 67, Trạm Kiểm lâm sông Bồ, huyện Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: CÔNG HẬU)

Cần giải pháp khả thi đối với vùng nguy cơ sạt lở đất

Những năm gần đây sạt lở đất diễn ra thường xuyên ở vùng núi thuộc các tỉnh miền trung-Tây Nguyên. Thời gian xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa lũ và số lần xuất hiện có xu hướng gia tăng. Năm 2020 và 2021, tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế xảy ra nhiều vụ sạt lở đất, sạt lở núi gây thiệt hại nặng nề về người, nhà cửa và cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, trạm y tế và các công trình công cộng khác lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Khu nhà mới xây cho 17 hộ dân ở thôn Trà Văn A, xã Phước Kim, huyện Phước Sơn, Quảng Nam.

Xuân ấm trên vùng bão lũ

Đợt mưa lũ lịch sử diễn ra vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11 năm ngoái đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản ở một số tỉnh, thành phố miền trung. Sau hơn ba tháng tập trung khắc phục hậu quả, cuộc sống người dân những nơi mưa lũ đi qua dần ổn định. Không khí Tết Tân Sửu cũng đang bắt đầu rộn lên ở các bản, làng… hứa hẹn một mùa xuân đầm ấm, an vui. 

Hiện trường vụ sạt lở đất tại thôn 1, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My (Ảnh: Báo Quảng Nam).

Sạt lở đất tại Nam Trà My: Tám người tử vong ở xã Trà Vân thuộc ba gia đình

Tối 29-10, Chủ tịch UBND xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, Quảng Nam, Hồ Văn Huyện cho biết, đến nay, các cơ quan chức năng đã hoàn thành việc tìm kiếm và bàn giao thi thể tám nạn cho gia đình lo mai táng. Đây là những nạn nhân tử vong trong vụ sạt lở đất tại thôn 1, xã Trà Vân vào ngày 28-10 và thuộc về ba gia đình.

Các lực lượng nỗ lực dọn dẹp cây cối thông tuyến lên Bắc Trà My. Ảnh: Báo Quảng Nam.

Lập ba sở chỉ huy, tổng lực tìm kiếm cứu nạn nhiều người mất tích do sạt lở đất ở Nam Trà My

Ngay sau cuộc họp khẩn với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về hai vụ sạt lở nghiêm trọng tại huyện Nam Trà My, đêm 28-10, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam, Quân khu 5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cũng tổ chức họp bàn phương án tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân mất tích. 

Hiện trường một vụ sạt lở đất khác tại khu vực xã Trà Mai, huyện Nam Trà My chiều 28-10 (Ảnh: CTV).

Sạt lở đất tại Nam Trà My, 53 người mất tích, đã tìm được bảy thi thể

Thông tin từ UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam), cho biết, do hoàn lưu bão số 9, mưa lũ lớn đã làm sạt đất tại xã Trà Leng và Trà Vân làm vùi lấp, mất tích 53 người dân địa phương. Trong đó có 45 người ở thôn 1 (xã Trà Leng) và tám người ở thôn 1 xã Trà Vân. Tới tối qua, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của bảy nạn nhân trong vụ sạt lở tại xã Trà Vân.