Ảnh minh họa.(Nguồn: Getty Images/VietnamPlus)

Động đất tại Nhật Bản: Ghi nhận các đợt rung chấn lớn

Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) đã ghi nhận các đợt rung chấn độ lớn 5 đã được ghi nhận ở hai tỉnh ven biển là Miyazaki và Kochi sau trận động đất có độ lớn 6,9 ở khu vực ngoài khơi. Ngoài ra, hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Kyushu như Fukuoka, Kumamoto, Oita, Kagoshima… đều ghi nhận mức độ rung chấn độ lớn 4.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.

Chưa ghi nhận thông tin công dân Việt Nam là nạn nhân của trận động đất tại Tây Tạng (Trung Quốc)

Ngày 9/1, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cung cấp thông tin về việc có hay không công dân Việt Nam là nạn nhân trong trận động đất xảy ra tại Tây Tạng (Trung Quốc) ngày 7/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, hiện chưa ghi nhận thông tin có công dân Việt Nam là nạn nhân của trận động đất.
Lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ tại hiện trường trận động đất ở huyện Dingri, thành phố Xigaze thuộc Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc ngày 7/1/2025. (Ảnh: THX/TTXVN)

Động đất tại Trung Quốc: 126 người đã thiệt mạng và 188 người bị thương

Tính đến 18 giờ ngày 7/1 theo giờ Việt Nam, cơ quan chức năng xác nhận ít nhất 126 người đã thiệt mạng và 188 người bị thương, 28 người nguy kịch được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân Thành phố điều trị, 3.609 ngôi nhà bị sập sau trận động đất có độ lớn 6,8 làm rung chuyển huyện Dingri, thành phố Shigatse, thuộc khu tự trị Tây Tạng vào sáng cùng ngày.
Hình ảnh nhà cửa đổ sập trong trận động đất. (Ảnh chụp màn hình từ video của CCTV)

Động đất ở Tây Tạng (Trung Quốc): Bước đầu xác định 9 người thiệt mạng

Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc, vừa cung cấp những thông tin sơ bộ về hậu quả vụ động đất ở Tây Tạng, theo đó đã có ít nhất 9 người thiệt mạng, nhiều nhà cửa bị đổ sập, hệ thống thông tin liên lạc, truyền tải điện bị cắt đứt, công tác tìm kiếm cứu nạn đang được triển khai tích cực.
PGS,TS Nguyễn Hồng Phương trình bày bài giảng tại sự kiện.

Dự báo nguy cơ động đất, sóng thần và kịch bản cho Việt Nam

Ngày 9/12, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin-Tư liệu phối hợp Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tổ chức bài giảng đại chúng “Động đất, sóng thần: Nguy cơ và cách ứng phó, kinh nghiệm dành cho Việt Nam”. PGS,TS Nguyễn Hồng Phương - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Vật lý địa cầu cùng Kỹ sư cao cấp Đinh Quốc Văn - Phó Trưởng phòng Quan sát Động đất, Viện Vật lý Địa cầu và TS Bùi Thị Nhung - Viện Vật lý địa cầu là các diễn giả chính của sự kiện.
Thủy điện Đắc Rinh là công trình thủy điện lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi, tiếp giáp các tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.

Bảo đảm an toàn cho người dân vùng động đất

Những năm gần đây, tại các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam và Quảng Ngãi liên tục xảy ra động đất với độ rung chấn ngày càng lớn. Động đất ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân vùng tâm chấn và khu vực lân cận. Để bảo đảm an toàn cho nhân dân, các tỉnh, thành phố miền trung - Tây Nguyên triển khai nhiều biện pháp ứng phó nhằm giảm thiệt hại, tăng cường bảo đảm an toàn cho cộng đồng.
Cán bộ xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông tuyên truyền cho người dân ứng phó với động đất.

Kon Tum chủ động ứng phó động đất

Trước tình hình động đất diễn biến phức tạp thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều văn bản, chủ động nắm bắt tình hình thiệt hại, tư tưởng của nhân dân trên địa bàn huyện Kon Plông để ứng phó, khắc phục kịp thời thiệt hại, động viên nhân dân ổn định tư tưởng sau các trận động đất.