Hà Nội hiện có khoảng 370.000 doanh nghiệp. Đây là lực lượng quan trọng góp phần phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn. Do đó, thành phố Hà Nội cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô phát triển cả về chất và lượng.
Trong những năm gần đây, môi trường đầu tư của các tỉnh vùng nam Ðồng bằng sông Hồng gồm Hà Nam, Nam Ðịnh, Thái Bình có nhiều khởi sắc; thu hút đầu tư nước ngoài tăng khá, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp được đầu tư, mở ra không gian phát triển mới.
Chiều 31/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo “Đổi mới các nhiệm vụ đột phá chiến lược vì sự phát triển nhanh và bền vững tỉnh Quảng Nam”. Hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp tham dự hội thảo.
Chiều 16/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội, Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp cùng Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn đàn Thuế-Hải quan năm 2024. Diễn đàn năm nay có chủ đề "Cải cách Thuế-Hải quan: Vì sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp”.
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, trong bối cảnh chung, đứng trước những biến cố và khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp Quảng Ngãi đã không ngừng thích nghi, vững tay lái, chắc tay chèo để duy trì và phát triển hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách.
Chiều 12/10, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi cho biết, tại buổi họp mặt nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tuyên dương và tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho 33 doanh nghiệp và 22 doanh nhân có thành tích tiêu biểu, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh thời gian qua.
Với quyết tâm đổi mới, biến mục tiêu đến năm 2030 đưa Quảng Ngãi trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang cam kết, tỉnh luôn rộng mở chào đón và tạo mọi thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện dự án ở Quảng Ngãi thành công và phát triển bền vững.
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía nam luôn sẵn sàng hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm giải quyết các khó khăn và lắng nghe những đóng góp từ phía doanh nghiệp. Qua đó, cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, dài hạn vào Vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Tỉnh Bình Dương vừa ban hành kế hoạch xúc tiến và thu hút đầu tư 2024, chú trọng thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các dự án chất lượng cao, công nghệ tiên tiến và quy mô lớn; đồng thời quan tâm thu hút đầu tư phát triển hệ thống đô thị, dịch vụ, logistics gắn với vành đai công nghiệp dọc hành lang đường Vành đai 3, Vành đai 4 và các tuyến đường cao tốc.
Nhờ triển khai nhiều giải pháp về đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, tập trung phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng tạo động lực tăng trưởng, chú trọng thu hút nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, tỉnh Bình Dương tiếp tục là sự chọn lựa hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài thế hệ mới.
Trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan, sáng 15/7 (theo giờ Hà Lan), tại thành phố Groningen, tỉnh Groningen, Hà Lan, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Kim Toàn cùng các thành viên đoàn công tác đã tham dự Hội thảo xúc tiến đầu tư, thương mại do tỉnh Bình Định phối hợp Tổng Công ty Becamex IDC và Trung tâm Thương mại thế giới WTC Leewarden tổ chức.
Tại Hội nghị gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp các nước sử dụng tiếng Anh tại Bình Dương vào ngày 11/7, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Mai Hùng Dũng nhấn mạnh, tỉnh tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và ưu tiên các nguồn lực đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư hiệu quả.
Theo dự kiến, ngày 29/6, trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, với nội dung quan trọng nhất là Chính phủ đề xuất cho phép bốn luật nêu trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8.
Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 7,5-8% đã đề ra. Thực hiện được mục tiêu này, không chỉ bảo đảm phát triển hiệu quả kinh tế-xã hội của thành phố mà còn đóng góp rất quan trọng cho tăng trưởng chung cả nước.
Chiều 14/3, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình gặp gỡ giữa lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố năm 2024.
Tờ Thương mại quốc tế - cơ quan ngôn luận của Bộ Thương mại Trung Quốc mới đây đăng bài viết đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, nhất là những nỗ lực, kết quả thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua và triển vọng trong tương lai.
Kinh tế tư nhân được đánh giá có vai trò quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để giúp kinh tế tư nhân phát triển bền vững, là động lực tăng trưởng cho đất nước, cần sớm nhận diện bất cập, tháo gỡ những “điểm nghẽn”.
Sự trở lại của Nghị quyết 02/NQ-CP (ngày 5/1/2024) về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân trong giai đoạn mới.
Sáng 11/1, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Ngày 13/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa 17 nhằm quán triệt một số nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Trong đó, tập trung vào cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ.
Sau thời gian suy giảm, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã có sự phục hồi và bắt đầu tăng trưởng trở lại trong quý III/2023. Đây là động lực rất quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 và các năm tiếp theo.
Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là tiền đề để địa phương nắm bắt thời cơ, năng động, sáng tạo vượt qua đại dịch Covid-19, vươn mình bứt phá để phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu quan trọng. Đồng chí DƯƠNG VĂN THÁI, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy có những chia sẻ về thành tựu và những kinh nghiệm sâu sắc của tỉnh Bắc Giang với phóng viên Báo Nhân Dân.
Chiều 16/8, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và doanh nghiệp Hàn Quốc.
Nằm ở vị trí giao thoa kết nối vùng, tỉnh Long An có điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội, trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị-công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long, kết nối chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; là đầu mối giao thương quan trọng hợp tác với Campuchia...
Sau một thời gian triển khai Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện, thành phố (DDCI) và lần đầu công bố kết quả vào năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tiếp tục triển khai chương trình này trong năm nay. Đây được coi là “bài test” hiệu quả, rất sát đúng về năng lực hoạt động của cơ quan công quyền đối với doanh nghiệp.
Là một trong những trọng tâm hợp tác phát triển giữa doanh nghiệp Việt Nam và Singapore, mô hình khu công nghiệp-đô thị và dịch vụ tại Bình Dương đã và đang trở thành mô hình hiệu quả trong thu hút đầu tư. Mô hình này hiện lan tỏa ra nhiều tỉnh, thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương.
Để phấn đấu điểm số Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 đạt từ 66 điểm trở lên và nằm trong tốp 30 các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế tốt trên cả nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung khắc phục chỉ số thành phần giảm xếp hạng, có xếp hạng thấp và trung bình.