Hành khách xếp hàng chờ tàu Metro số 1 ở nhà ga. (Ảnh: QUÝ HIỀN)

Metro số 1 bắt đầu bán vé, điều chỉnh thời gian hoạt động xe buýt và Metro

Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân được thuận tiện, nhất là du Xuân đón Tết cổ truyền, các đơn vị đã công bố kế hoạch tăng cường thêm phương tiện, kéo dài thời gian hoạt động tuyến Metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên). Tuyến Metro số 1 cũng bắt đầu bán vé từ ngày 21/1 sau một tháng phục vụ hành khách miễn phí.
Tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên thu hút đông đảo hành khách là sinh viên, nhân viên văn phòng. (Ảnh THẾ ANH)

Mở rộng không gian giao thông công cộng

Tuyến Metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) dài gần 20 km, kết nối khu trung tâm với phía đông Thành phố Hồ Chí Minh vừa chính thức vận hành, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, góp phần giảm áp lực giao thông. Ðây cũng là dấu mốc quan trọng, khởi đầu kế hoạch đầu tư bảy tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 355 km, giai đoạn từ nay đến năm 2035 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo thành phố trao bằng khen cho các nhà thầu có thành tích xuất sắc trong việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các các hạng mục thi công các gói thầu thuộc tuyến Metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên).

50 ngày đêm thi đua đưa tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên vận hành chính thức trong năm 2024

Sáng 7/11, tại Ga Ba Son, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trao bằng khen cho các nhà thầu có thành tích xuất sắc trong việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các các hạng mục thi công các gói thầu thuộc tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và Ban Quản lý Đường sắt đô thị trao chứng chỉ bàn giao công trình có điều kiện (TOC) cho gói thầu CP1b.
Tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên vận hành thử (trial run) trên toàn tuyến.

Sẵn sàng đưa vào khai thác thương mại Metro Bến Thành-Suối Tiên

Trước khi tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên đưa vào khai thác thương mại vào tháng 12 năm nay, Công ty TNHH một thành viên Ðường sắt đô thị số 1 cùng các chuyên gia tư vấn NJPT của Nhật Bản đã tổ chức công tác vận hành thử (trial run) trên toàn tuyến Metro với sự tham gia của khoảng 500 nhân viên ở tất cả các vị trí liên quan. Thời gian vận hành toàn tuyến kéo dài đến ngày 17/11, bao gồm đoạn trên cao và trong đường hầm.
Hành khách có thể mua vé trên tuyến xe buýt Bến Thành-Bến xe An Sương chỉ với động tác "chạm".

Một thẻ thanh toán tích hợp cho các phương tiện công cộng

Giữa tháng 5, Sở Giao thông vận tải thành phố cùng Công ty cổ phần Onefin Việt Nam công bố hệ thống thanh toán EMV Open Loop-Mastercard thanh toán tự động trên xe buýt. Ðây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đầu tiên đối với hệ thống giao thông công cộng của Thành phố Hồ Chí Minh. Ba tuyến xe buýt có lắp đặt hệ thống thanh toán này gồm: Tuyến 01 (Bến Thành-bến xe buýt Chợ Lớn); 43 (Bến xe Miền Ðông-phà Cát Lái); 65 (Bến Thành-Bến xe An Sương).
Nhiều cầu bộ hành đang được hoàn thiện kết nối các ga của tuyến Metro Bến Thành-Suối Tiên trên trục giao thông đường Võ Nguyên Giáp (xa lộ Hà Nội cũ).

Vận hành tự động tuyến Metro số 1 trước khi khai thác

Lần đầu tiên tuyến Metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) được vận hành hoàn toàn theo chế độ tự động (ATO). Việc thử nghiệm chạy tàu ở chế độ tự động nhằm hoàn thiện, tích hợp lần cuối các hệ thống như hệ thống tín hiệu, cửa chắn ke ga, thông tin… để sẵn sàng đưa vào khai thác vận hành chính thức tuyến metro này vào quý IV năm nay.
Kéo dài tuyến Metro số 1 tăng kết nối giao thông cho vùng.

Kéo dài tuyến Metro số 1, tăng kết nối giao thông nội vùng

Phương án đầu tư kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) kết nối Bình Dương và Đồng Nai có chiều dài 53,3 km vừa được Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất, gửi Ủy ban nhân dân thành phố và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương được đánh giá là khả thi, giúp kết nối hạ tầng giao thông có sức chở lớn cho cả ba địa phương vùng Đông Nam Bộ cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên đưa vào khai thác, vận hành cuối năm 2023, đầu năm 2024 được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết ách tắc giao thông khu vực phía đông thành phố. (Ảnh: THẾ ANH)

Phát triển đô thị theo mô hình TOD

Một trong những nội dung UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất Quốc hội xem xét khi thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 là cho phép thành phố thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) nhằm thu hút, chỉnh trang, phát triển đô thị, tạo quỹ đất để lựa chọn nhà đầu tư, nhằm thiết lập một hệ thống giao thông hiện đại, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở một siêu đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh.
Dọc tuyến đường Lê Lợi thiếu cây xanh, cần một kiến trúc tổng thể về cảnh quan. (Ảnh THẾ ANH)

Tạo kiến trúc cảnh quan phù hợp cho trục đường Lê Lợi

Sau gần tám năm thi công đoạn ngầm được xem là sâu nhất của tuyến Metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên), tuyến đường Lê Lợi, Quận 1 đã được tái lập nguyên hiện trạng như trước đây. Tuy nhiên, việc xem xét có một thiết kế phù hợp, tạo kiến trúc cảnh quan cho trục đường này đang được chính quyền thành phố lựa chọn nhằm giữ gìn giá trị của một tuyến đường lâu đời ở vị trí trung tâm thành phố.