Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra chủ trì cuộc họp của Hội đồng quốc gia về chính sách giáo dục đại học, khoa học, nghiên cứu và đổi mới. (Ảnh: Văn phòng Chính phủ Thái Lan)

Thái Lan đẩy nhanh kế hoạch phát triển lực lượng lao động công nghệ cao

Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã vạch ra kế hoạch giải quyết những thách thức về giáo dục của Thái Lan, tập trung vào việc đào tạo ra các chuyên gia lành nghề để thúc đẩy tăng trưởng trong các ngành công nghiệp công nghệ cao. Thủ tướng Thái Lan cho biết Chính phủ sẽ tập trung nhiều hơn vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đặc biệt là khoa học và đổi mới sáng tạo cho các ngành xe điện, trí tuệ nhân tạo, các ngành y tế tiên tiến và năng lượng sạch.
Quang cảnh lễ phát động Ngày Kỹ năng thanh niên thế giới 2024. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Tăng cường đào tạo kỹ năng nghề cho thanh niên để tận dụng cơ hội “dân số vàng”

Kỹ năng là một vấn đề quan trọng, đòi hỏi người lao động luôn phải trau dồi để có định hướng kỹ năng nghề nghiệp phù hợp trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão. Trong đó, với lực lượng lao động chiếm đại đa số là người trẻ, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo kỹ năng cho lao động thanh niên, nhằm tận dụng cơ cấu “dân số vàng” để bứt phá.
Hằng năm Đảng ủy Công ty cổ phần Than Núi Béo phấn đấu kết nạp từ năm đến bảy đảng viên là người dân tộc thiểu số.

Phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số trong ngành than

Những năm gần đây, lực lượng lao động trẻ là người dân tộc thiểu số đã giúp duy trì ổn định, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam. Để xây dựng đội ngũ công nhân mỏ vừa hồng vừa chuyên, góp phần xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững, Đảng bộ Than Quảng Ninh chú trọng công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong lực lượng công nhân lao động là người dân tộc thiểu số, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người.
Ðào tạo nguồn nhân lực tự động hóa tại Trung tâm Ðào tạo Khu Công nghệ cao, đơn vị trực thuộc Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Đào tạo nguồn nhân lực bám sát yêu cầu thực tiễn

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao, không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển cho địa phương này, mà còn cho vùng Ðông Nam Bộ và cả nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra sâu rộng, việc đào tạo nguồn nhân lực đòi hỏi phải đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng với xu thế phát triển của toàn cầu hiện nay.
Một sự kiện về chia sẻ dữ liệu AI trong y tế được tổ chức tại Muang Thong Thani, Thái Lan. (Ảnh: AI Thailand Community)

Kỹ năng AI là ưu tiên hàng đầu của các nhà tuyển dụng ở Thái Lan

Một nghiên cứu mới đây của Amazon Web Services (AWS) cho thấy nhu cầu tuyển dụng nhân lực có kỹ năng về trí tuệ nhân tạo (AI) ở Thái Lan hiện rất lớn. Tìm nhân lực có kỹ năng AI là ưu tiên hàng đầu của hơn 94% số nhà tuyển dụng được AWS khảo sát ở Thái Lan, tuy nhiên 64% trong số đó không thể tìm thấy nhân lực mà họ cần.
Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài đóng góp cho đất nước 3,5-4 tỷ USD/năm

Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung dẫn số liệu cho biết, trung bình 1 năm có khoảng 120.000-143.000 người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. Từ lực lượng lao động này, trung bình 1 năm đem lại nguồn lợi cho đất nước từ 3,5-4 tỷ USD.
Người lao động Công ty may Hòa Thọ (TP Hội An, Quảng Nam) được bảo đảm quyền lợi.

Tăng cường sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách

Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế-xã hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu dùng và các hoạt động kinh tế suy giảm, nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn do thiếu đơn hàng, nhiều lao động nghỉ việc, giãn việc, mất việc làm đã gây áp lực lớn tới hệ thống an sinh xã hội...
Trao Kỷ niệm chương của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho các cá nhân.

Đưa chỉ tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm vào nghị quyết của cấp ủy, địa phương

Chiều 24/7, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023, Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Hậu Giang đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu, nhằm thực hiện tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2023.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm. (Ảnh TRUNG TÂM)

Quyết liệt triển khai các giải pháp mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm

Sáu tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh khó khăn, nhiều thách thức, kinh tế-xã hội bị ảnh hưởng bởi tình hình chung của thế giới, tuy nhiên, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng, Chính phủ, cũng như sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các cơ quan, tổ chức, ngành Bảo hiểm xã hội quyết tâm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Cán bộ Bảo hiểm xã hội thị xã Ba Ðồn (Quảng Bình) tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân.

Tăng tính hấp dẫn của bảo hiểm xã hội tự nguyện

Ðến hết quý I/2023, theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đã có gần 1,5 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Với việc đối tượng tham gia ngày càng tăng nhanh qua các năm, bảo hiểm xã hội tự nguyện đã cho thấy đây là chính sách bảo hiểm ưu việt, nhân văn của Ðảng và Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Việt Nam hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao. Trong ảnh: Kỹ sư Công ty TNHH Phần mềm FPT làm việc tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội. (Ảnh: THANH LÂM)

Phát huy lợi thế của thời kỳ cơ cấu dân số vàng

Quy mô dân số của Việt Nam hiện đứng thứ 15 thế giới, tốp 3 khu vực Đông Nam Á và hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao. Thời kỳ dân số vàng là cơ hội “có một không hai” để các quốc gia phát triển kinh tế-xã hội. Nhưng muốn phát huy được cơ hội vàng đó, nguồn lao động này phải “vàng” về tri thức, kỹ năng và tay nghề thì mới biến giấc mơ “hóa rồng” thành hiện thực.
Phỏng vấn lao động tại phiên giao dịch việc làm ở Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. (Ảnh: Nhật Quang)

Luật Việc làm (sửa đổi) hướng tới phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại

Một trong những nội dung đáng quan tâm trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) là nhóm chính sách về quản trị thị trường lao động. Mục tiêu sửa đổi nhằm tạo điều kiện phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, linh hoạt, thống nhất, hội nhập, có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước .
Thầy giáo Trường cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh hướng dẫn sinh viên thực hành nghề cơ điện. (Ảnh: Minh Thắng)

Chuẩn hóa kỹ năng lao động trong kỷ nguyên số

Theo Báo cáo Tổng Chỉ số nguồn nhân lực 2022 của ManpowerGroup, Việt Nam xếp thứ 47/60 thị trường lao động toàn cầu, và xếp cuối cùng trong số 11 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và mặc dù có tỷ lệ phổ cập giáo dục cao (khoảng 88%), nhưng số người lao động có trình độ tay nghề hay chuyên môn cao chỉ chiếm khoảng 11,67%, gần như không đổi so với ba năm trước.
Người cao tuổi di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN)

Nhật Bản lần đầu tiên ghi nhận tỷ lệ người từ 75 tuổi trở lên vượt 15% dân số

Ngày 18/9, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) cho biết, tính tới ngày 15/9, tại nước này có 19,37 triệu người từ 75 tuổi trở lên, tăng 720 nghìn người so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm hơn 15% dân số Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ người từ 75 tuổi trở lên ở nước này vượt ngưỡng 15%.