Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Châu Á là động lực quan trọng của kinh tế toàn cầu

Các chuyên gia Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, đóng góp tới 60% mức tăng trưởng, châu Á rõ ràng là động lực quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Tân Hoa xã dẫn lời ông Krishna Srinivasan, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF, nhấn mạnh châu Á là khu vực năng động nhất thế giới, với lực lượng lao động khổng lồ, phần lớn là lao động có tay nghề cao, cũng là khu vực hội nhập mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu và có tốc độ tăng trưởng năng suất cao.
Các đại biểu dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 tại Brazil. (Ảnh AP)

G20 ưu tiên cải cách thể chế quản trị toàn cầu

Theo tin nước ngoài và TTXVN, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khai mạc tại Rio de Janeiro, Brazil với nội dung thảo luận về hàng loạt vấn đề nóng như tình trạng đói nghèo, biến đổi khí hậu và các cuộc xung đột trên thế giới. Hội nghị kéo dài từ ngày 21 đến 22/2.
Trí tuệ nhân tạo (AI) tác động lớn đến thị trường lao động trên toàn thế giới. (Ảnh: Infoworld)

Trí tuệ nhân tạo và những tác động tới thị trường lao động

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), ngoài những mặt tích cực, sẽ tác động đến 60% số việc làm ở các nền kinh tế phát triển. Nhằm khai thác hiệu quả, kiểm soát rủi ro đối với nền tảng công nghệ được ví như “con dao hai lưỡi” này, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã chọn AI là một trong những chủ đề chính của hội nghị năm 2024.
Ngân hàng trung ương Argentina (Ảnh: bcra.gob.ar)

Nhiều khó khăn bủa vây Argentina

Chính phủ Argentina và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nhất trí ở cấp chuyên viên đối với đánh giá mới nhất của chương trình cho vay trị giá 44 tỷ USD. Chính phủ mới của Tổng thống Javier Milei đã đàm phán với các quan chức IMF nhằm đạt thỏa thuận về bản đánh giá thứ 7 của chương trình này và được giải ngân khoảng 3,3 tỷ USD đang rất cần để thanh toán nợ, trong bối cảnh Argentina rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: Người dân tập trung nhận lương thực cứu trợ tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt ở tỉnh Sindh, Pakistan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hỗ trợ nước nghèo giảm gánh nặng nợ nần

Liên hợp quốc đã kêu gọi tiến hành cuộc cải tổ sâu rộng đối với hệ thống tài chính toàn cầu để giúp các quốc gia nghèo nhất thế giới cũng như hỗ trợ nỗ lực đấu tranh của những nước này nhằm thu hẹp khoảng cách tài chính “khổng lồ” hiện nay. Hàng loạt cuộc khủng hoảng do dịch bệnh, xung đột đã khiến các nước nghèo bị suy giảm kinh tế trầm trọng nên việc tăng nguồn hỗ trợ tài chính cho các nước chậm phát triển cũng như cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp là rất cần thiết hiện nay để giúp những nước này giảm bớt gánh nặng nợ nần.
Người dân mua sắm tại một chợ ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Điểm sáng trong bức tranh kinh tế thế giới

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (WEO) vừa công bố, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Chỉ một số ít nền kinh tế, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Ấn Ðộ và Nga, đi ngược xu hướng này. Những tín hiệu tích cực của một số nền kinh tế được kỳ vọng góp phần làm sáng sủa bức tranh kinh tế toàn cầu.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Các tổ chức quốc tế chung tay ứng phó rủi ro tài chính

Giải quyết vấn đề nợ của các nước nghèo là một trong những chủ đề trọng tâm của Hội nghị thường niên mùa thu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đang diễn ra tại Maroc. Khủng hoảng nợ ở các nước đe dọa làm chệch hướng mục tiêu phát triển bền vững, đòi hỏi có các giải pháp đa phương mạnh mẽ và cấp thiết để giải quyết gánh nặng nợ công.
Ảnh: Reuters

IMF điều chỉnh dự báo kinh tế thế giới

Ngày 10/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo cập nhật Triển vọng kinh tế thế giới, theo đó giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 3% năm 2023, nhưng hạ dự báo năm 2024 xuống 2,9%, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 7. IMF cũng nâng dự báo về tỷ lệ lạm phát trong thời gian tới.