Tán thành nhiều đề xuất trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) liên quan đến việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, song đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải bổ sung các cơ chế, các giải pháp để bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực.
Trong bài viết “Chống lãng phí” mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm ví quan liêu, lãng phí là giặc nội xâm, nguy hiểm như tham nhũng. Hành vi tham nhũng là của những người có chức quyền, nhưng lãng phí thì ai cũng có thể, do đó lãng phí rất nguy hiểm, lãng phí có thể gặm nhấm niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chính quyền.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị: Các cơ quan của Quốc hội tiếp tục tăng cường hơn nữa chất lượng hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp tục nâng cao chất lượng tổng hợp, phân loại kiến nghị của cử tri; đảm bảo thời gian gửi báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri kịp thời, đúng quy định. Đối với Chính phủ, Bộ ngành ở Trung ương: Tập trung giải quyết những tồn tại hạn chế như đã nêu trong báo cáo; tiếp tục quan tâm hơn nữa việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.
Trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", các bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong suốt hàng chục năm qua đã được tập hợp rất khoa học, giúp người đọc hiểu rõ tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của người đứng đầu Ðảng ta về nhiệm vụ khó khăn, phức tạp này. Những quan điểm, chỉ đạo đều gắn lý luận với thực tiễn phong phú, sinh động, nêu bật những kinh nghiệm quý báu đã được đúc rút từ quá trình đấu tranh kiên trì, bền bỉ.
Ngày 29/12, Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình Trần Hải Châu dự, chỉ đạo hội nghị.
Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện hơn, xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ và ngày càng phát huy hiệu quả. Hai quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được kỳ vọng là “thanh bảo kiếm” tạo thêm nhiều chuyển biến tích cực.
Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 132 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Điều 6 của Quy định này nêu rõ những hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực; trong đó có “chỉ đạo hoặc cung cấp, tiết lộ thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ án, vụ việc trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. Thực tế cho thấy bên cạnh việc cán bộ làm chưa hết trách nhiệm, không loại trừ khả năng chính cán bộ làm lộ, lọt thông tin khiến nghi can trốn thoát sang nước ngoài trước khi bị khởi tố.
Kiểm soát quyền lực trong hoạt động của các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng, tiêu cực là yêu cầu cấp thiết đặt ra từ thực tế công tác đấu tranh trong lĩnh vực này thời gian qua.
Trước những hạn chế trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nêu rõ, Thanh tra Chính phủ sẽ cùng với các bộ, ngành tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, nhằm từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, không thể tham nhũng và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan có chức năng này.
Cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cẩm nang quý, chứa đựng hệ thống các quan điểm lý luận về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã được đúc kết qua thực tiễn, trong đó có nhận thức mới.
Ngày 16/11, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương cùng các đồng chí trong Đoàn kiểm tra 886 của Bộ Chính trị thông qua Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang về việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang.
Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” gồm các bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá lại công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam từ khi thành lập Ban Chỉ đạo (năm 2013) đến nay.
Theo Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, việc chuyển đổi chức năng, quyền hạn và thẩm quyền trong việc giải quyết và xét xử các vi phạm hành chính từ Chính phủ sang tòa án theo dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) cần được đánh giá kỹ lưỡng, do đây là chức năng hiến định và đã được quy định cụ thể trong Luật Tổ chức Chính phủ về vai trò của Chính phủ.
LTS - Ngày 27/10/2023, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (Quy định số 132-QĐ/TW). Xin trân trọng giới thiệu toàn văn quy định.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương xây dựng Đề án quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
Ngày 27/10/2023, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán (Số 131-QĐ/TW). Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Quy định trên.
Trong bài viết mở đầu cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", với tựa đề "Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Một việc làm cần thiết, tất yếu; một xu thế không thể đảo ngược", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta hiện nay.
Đảng ta luôn nắm vững và phát huy bài học kinh nghiệm là thường xuyên tự đổi mới để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Trong bối cảnh hiện nay có nhiều thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, vị thế, vai trò, năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng càng được khẳng định thông qua đổi mới phong cách chỉ đạo, điều hành của cấp ủy các cấp, trong các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Tư duy nhiệm kỳ là vấn đề không mới song ở mỗi thời kỳ lại có biểu hiện, diễn biến đa dạng, xuất hiện không ít hạn chế, gây ra lực cản, tác động tiêu cực đến sự vận động, phát triển của xã hội. Thực tế này đòi hỏi cần phải thường xuyên nhận diện, đấu tranh để ngăn chặn và hạn chế các biểu hiện không lành mạnh của tư duy nhiệm kỳ.
Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã và đang được nhiều cán bộ, đảng viên tâm huyết nghiên cứu.
Sáng 29/7, tại thành phố Tây Ninh, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Hội thảo khoa học “Công tác tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương trên lĩnh vực Tổ chức Xây dựng Đảng qua 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước - Thực trạng và giải pháp”.
Ngày 26/7, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các quy định mới ban hành của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác tổ chức xây dựng Ðảng.
Quyền lực và kiểm soát quyền lực là vấn đề luôn gắn với đời sống xã hội. Nghĩa là nó hình thành cùng với mọi thiết chế xã hội. Từ khi xuất hiện nhà nước (gắn với vấn đề giai cấp và lợi ích), nó càng là một trong những vấn đề trung tâm của đời sống kinh tế, chính trị.
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, do quyền lực có xu hướng gây tha hóa khi không kiểm soát cho nên muốn phòng, chống tham nhũng hiệu quả, cần kiểm soát được quyền lực. Đây là vấn đề căn cơ trong phòng, chống tham nhũng, giúp loại bỏ, phát hiện, ngăn ngừa, xử lý nghiêm sai phạm.
Trong hệ thống chính trị nước ta, Ðảng Cộng sản Việt Nam là Ðảng lãnh đạo, Ðảng cầm quyền duy nhất, mỗi sự vận động thay đổi trong nội bộ Ðảng đều sẽ tác động trực tiếp đến tổ chức và hoạt động của toàn hệ thống chính trị, đến đời sống xã hội một cách mạnh mẽ.
Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu tham luận "Vai trò của tổ chức công đoàn trong đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo tư tưởng Hồ Chí Minh" của Công đoàn Văn phòng Quốc hội gửi tới Tọa đàm "Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".